Go Link Main Sài Gòn Doanh Nhân Sài Gòn Giải Phóng Tuổi Trẻ Thanh Niên Người Viễn Xứ Other News
[ NICD-HOME ]

Back



 


Mấu chốt trong năm 2012 là tính thanh khoản của các ngân hàng
Thứ năm, 12/01/2012 17:41


Ảnh minh họa.

(DVT.vn) - Trong năm 2012, ưu tiên mục tiêu tăng tính thanh khoản của các ngân hàng, hy vọng vào một kịch bản tăng trưởng tốt cho nền kinh tế.

Tại Diễn đàn quốc tế dành cho lãnh đạo doanh nghiệp - CEO World Forum 2012 diễn ra sáng nay (12/1), vị đại diện Ủy ban Tài chính quốc gia, TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch đã dự báo một số vấn đề tổng thể của nền kinh tế vĩ mô.

Hai kịch bản tăng trưởng trong năm 2012

Trong năm 2011 vừa qua, kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động: lạm phát tăng cao dừng ở mức 18,9%, giá điện tăng 2 lần trong năm lên mức 20,8%, chứng khoán tụt dốc dưới 400 điểm, tỷ giá vàng và ngoại tệ leo thang gây bất ổn đồng nội tệ, bất động sản đóng băng, một số dự án phải bán lại hoặc hạ giá để kích cầu. Đồng thời vừa qua, chính phủ đã quyết định đưa ra chính sạch hạ mức tăng trưởng GDP xuống khoảng 6-6,5% trong năm 2012 để ưu tiên giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô.

Trước tình hình đó, vị đại diện Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra dự báo: Theo kịch bản tốt thì trong năm 2012, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6-6,3%. Đó là khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức khá cao (từ 3,2-4%), tỷ trọng đầu tư công của khu vực tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội cần tăng từ 35,2% năm 2011 lên mức 43% năm 2012, trong khi tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm từ 38,9% xuống còn 34% năm 2012 tăng trưởng tín dụng cần trên 25%.

Với kịch bản trung bình: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2012 có thể đạt mức 5,6-5,9%, khi kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức thấp (2,4-3,2%), tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân chiếm 40,5%-41% tổng đầu tư toàn xã hội; trong khi tỷ trọng của khu vực nhà nước là 36,5-37%.

Dự báo một số chỉ tiêu tài chính - tiền tệ đến năm 2015, ông Tâm lạc quan, tốc độ tăng trưởng cung tiền 15-17%/năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng nội địa 17-20%/năm, bội chi ngân sách nhà nước ở mức 4,5-4,9%, thâm hụt thương mại từ 5-8%, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư 3-4 tỷ USD/năm, dự trữ ngoại hối tương đương 6-8 tuần nhập khẩu.

Các ngân hàng vẫn muốn tăng lãi suất khi khả năng thanh khoản còn yếu

Theo ông Nghĩa, vấn đề lớn nhất và đáng quan ngại nhất trong năm 2012 vẫn là tính thanh khoản của các ngân hàng. Hiện nay, khi xu hướng lạm phát đã giảm và Chính phủ đang muốn kéo lãi suất xuống thấp hơn thì các ngân hàng vẫn tiếp tục nâng lãi suất.

Nguyên nhân là do thanh khoản của các ngân hàng hiện vẫn còn rất yếu, lòng tin của nhân dân chưa ổn định. Điều này rất khó khăn và cần thời gian, hơn thế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lòng tin của nhân dân vào kinh tế quốc nội, kinh tế nước ngoài; khả năng điều hành của Chính phủ, hạ tầng văn hóa xã hội…

“Tính thanh khoản của ngân hàng đóng vai trò quyết định, bởi khi các ngân hàng thanh khoản thì họ mới hạ được lãi suất, mới phục hồi được thị trường tài sản (thị trường chứng khoán, bất động sản), và mới thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc Chính phủ đưa ra”, vị đại diện Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia phân tích.

Bên cạnh đó tính thanh khoản của các ngân hàng, trong năm nay còn vấn đề làm thế nào cắt giảm đầu tư công nhưng không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng cũng rất đáng chú ý. Chính phủ đã bắt đầu có các biện pháp can thiệp như cắt giảm mạnh đầu tư công của Nhà nước, cổ phần hóa donah nghiệp nhà nước, ưu tiên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho khu vực tư nhân đầu tư, Chính phủ dần chuyển sang làm trong lĩnh vực dịch vụ…

Trâm Anh

Nguồn: baomoi.com


Top