Buổi
gặp gỡ Việt-Nhật ngày 4-11 tại Vườn Minh Trân,
“Bám vào truyền thống để
tiến lên hiện đại”
TS. Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa
Chúng tôi hân hạnh được mời tham dự giao lưu sinh hoạt chuyên đề : Trao đổi giao lưu kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật Bản” của Trường Doanh Thương Trí Dũng tổ chức tại khu vườn Minh Trân. Trước tiên, phải nói đến sự chu đáo và tấm lòng của chủ nhà đối với các vị khách mời Nhật, Việt có mặt ngày hôm đó. Sự chu đáo pha lẫn cả phần hy sinh trong những sinh hoạt như thế này từ nhiều năm qua chỉ với mục đích tạo thêm cơ hội hợp tác cho Việt Nam trong vùng và quốc tế.
Trong chương trình, TS Nguyễn Trí Dũng và các lãnh đạo kinh tế tỉnh Hyogo, chuyên gia Nhật Bản tóm tắt qua sự tăng trưởng và tiềm năng của Nhật Bản & châu Á nói chung trước và trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Từ đó chỉ ra những bản chất của nền kinh tế và sự phát triển của một đất nước chủ yếu dựa vào sức sống của các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN / SME – Small & Medium Enterprise) – và vấn đề cuối cùng của sự phát triển vẫn là con người. Cần phải tập trung đào tạo tốt những nhân viên quản lý bậc trung & lực lương lao động trẻ có tay nghề cao.
Sự hổ trợ của Chính phủ về định hướng chiến lược và cả những chương trình thiết thực là rất quan trọng. Tỉnh Hyogo- Nhật Bản có chính sách hổ trợ khoản 30% lương nhân viên cho các DNVVN ( SME) trong khủng hoảng, đồng thời đẩy mạnh các hình thức hổ trợ kinh phí qua việc bảo lảnh nợ vay ngân hàng, khuyến khích cạnh tranh ra quốc tế,… Vai trò của nhà nước ở Nhật Bản được ví như nhà nông gieo hạt đầu tư vào mảnh đất phát triển kinh tế, cung cấp cần câu, phương tiện chứ không giúp cá cho ngư dân.
Tôi thật sự tâm đắc với Mô hình 3 Nhà của Nhật Bản: Nhà nước, Nhà trường (bao gồm cả nhà khoa học) và Nhà doanh nghiệp để tạo ra những Trung Tâm Kỷ Thuật Công Nghệ - Những Vườn Ươm Công Nghệ Cao theo từng ngành nghề mũi nhọn do Nhà nước hoạch định và mục tiêu là hổ trợ hữu hiệu cho các DNVVN (SME).
Buổi nói chuyện cũng chia sẽ thẳng thắn những kỳ vọng của Nhật Bản đến Việt Nam – và những điều thật sự đáng suy nghĩ cho các DNVVN (SME) Việt Nam. Liệu Việt Nam có muốn trở thành cái sân sau và nhà thầu phụ của Trung Quốc? Hay ở đâu đó đã nhìn thấy sức mạnh tiềm tàng và sự khác biệt mang tên Việt Nam từ trung tâm của bán đảo Đông Dương? Là trạm trung chuyển hữu hiệu công nghệ thông tin, hàng hóa từ 10 nước Asean sang Ấn độ và cả ngược lên Trung Quốc?
Và còn hàng loạt các câu hỏi khác mà diễn giả Nhật Bản và từng người Việt tham dự sẽ phải suy nghĩ và tự đặt ra cho chính mình: Đâu thật sự là bản sắc văn hóa Việt? Và có thể trở thành thế mạnh đem lại sự khác biệt trong kinh doanh và phát triển của Việt Nam? Mặc dù chúng ta rõ ràng giỏi ngoại ngữ, nhanh nhẹn và linh hoạt trong kinh doanh, môi trường thương mại năng động về ngoại tệ như thế có đủ thành lực đẩy hay chưa? Hay vẫn còn thiếu những gì?
Đôi điều băn khoăn & những câu hỏi chưa có lời giải…
Buổi hội thảo đọng lại cho một trí thức trẻ như tôi nhiều trăn trở, trước tiên là vai trò định hướng của chính phủ Việt Nam hiện nay, sẽ phải chiếm vị trí quyết định để dẫn dắt cộng đồng DNVVN (SME) vào các ngành công nghệ mũi nhọn, qua sự tận dụng trí thông minh, khéo kéo và bản sắc nổi trội của Việt Nam. Chưa kể đến những động thái hỗ trợ kinh tế, tài chánh từ chính phủ như vay vốn ngân hàng, thuế suất,…sẽ đến sau.
Cũng như điều rất quan trọng khác là chúng ta nên học cách nghiên cứu các đối tác, biết cách dò xét có cơ sở khoa học trước khi hợp tác để hiểu cặn kẽ rằng các đối tác vào Việt Nam thật sự vì mục đích gì? Có một câu hỏi rất hay đã đọng lại trong tôi thật nhiều băn khoăn từ Ông Đại diện Kinh Tế tỉnh Hyogo: “…Các bạn cũng nên biết từng đối tác Nhật Bản quan tâm và đầu tư vào Việt Nam vì những mục đích gì?...”
Hang loạt các câu hỏi khác mà vì thiếu thời gian và khác biệt ngôn ngữ nên tôi chưa có điều kiện trao đổi cặn kẽ cùng các đồng nghiệp Nhật Bản như là: Tuổi đời trung bình hiện nay của các BGĐ trong các doanh nghiệp DNVVN (SME) Nhật Bản là bao nhiêu? (có lẽ cao hơn phương Tây vì họ vốn nổi tiếng thủ cựu); Có những nguy cơ gì nếu mạnh dạn trẻ hóa các ban lãnh đạo?; Chế độ thuế ưu đãi cụ thể cho các trung tâm kỹ thuật công nghệ - Những Vườn Ươm Công Nghệ Cao từ nhà nước là bao nhiêu?; Tỷ lệ % trung bình của chi phí tái đầu tư (dựa trên doanh thu) trở lại cho việc thiết kế và phát triển sản phẩm (R&D) của các DNVVN (SME) Nhật Bản là bao nhiêu?; …
Câu hỏi chính thức của tôi trong buồi nói chuyện cũng được đồng nghiệp
Nhât Bản tán đồng và ủng hộ là: Liệu Nhật Bản có sẳn sàng hợp tác nếu Việt
Nam có thể sản xuất ra được những Nhân viên tốt (từ nguồn tài nguyên con
người Việt Nam), những Cán bộ bậc trung (middle manager) thạo việc, giỏi
sinh ngữ, nhanh nhẹn, chăm chỉ. Và Việt Nam có thể xuất khẩu nguồn “tài
nguyên con người” này sang các nước đã phát triển?
Câu trả lời từ các bạn Nhật cũng khá thú vị và đáng suy nghĩ khi họ hoàn
toàn tán thành và sẽ hỗ trợ ý tưởng rất hay này, nhưng cũng nhắc nhở chúng
ta về lòng trung thành (loyalty) của nhân viên và các cán bộ bậc Trung của
Nhật Bản là điều khác biệt mà chúng ta cần lưu ý. (?)
Giấc Mơ Việt Nam – Vươn
tới đỉnh cao 2010-2015
Như một nhân duyên mới, qua buổi gặp gở ngày 4 tháng 11 “Trao đổi kinh nghiệm phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật Bản” , TS Nguyễn Trí Dũng lần đầu tiếp xúc Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Chất lượng của Tập đoàn Schneider Electric trên toàn Châu Á Thái Bình Dương. Tuy sống và làm việc tại Tổng Công ty Schneider Electric ở Hong Kong, nhưng Henry đang bay về Việt Nam thường xuyên trong dự án BiC (Best in Class – Vươn tới đỉnh cao) hợp tác cùng Bộ KHCN nâng cấp Hệ thống quản lý Chất lượng và Hiệu quả Năng suất hoạt động cho doanh nghiệp Việt Nam làm thí điểm tại Gạch Đồng Tâm và Tập đoàn FPT. Chúng tôi đã ngồi lại đến gần nữa đêm ngày 4-11 với một nhóm nhỏ để tranh luận tiếp chủ để “Giấc Mơ Việt Nam”, và cháy lên niềm đam mê suốt trong những buổi tối của hai tuần lễ sau đó liên tục qua điện thoại và email cho một niềm hy vọng mới từ sự phối hợp này.
Một người trẻ đầy quyết tâm và một người tuy không còn trẻ nhưng bầu nhiệt huyết và sự thiết tha với đất nước đủ để thổi bùng một niềm tin về tương lai đất nước Việt Nam, liên tục trao đổi những công việc còn ngổn ngang ý tưởng, những ước mơ, để rồi lại về thao thức. Định mệnh đã cho chúng tôi có cơ hội cùng ngồi lại, đồng cảm trong những phân tích nhiều đêm liền, để nhìn ra rõ ràng hơn những thế mạnh tiên phong có thật và có thể tạo sự khác biệt cho Việt Nam. Ngay trong cả những mặt hạn chế hiện nay của đất nước cũng có thể xem đó là cơ hội để vươn lên, phải làm khác đi,…
Và quan trọng hơn hết là chúng tôi đã bắt tay xây dựng ngay dự thảo chương trình mang tên “Giấc Mơ Việt Nam – Vươn tới đỉnh cao 2010-2015” sẽ khởi sự với một nhóm đầu tiên gồm 10 Doanh Nghiệp Trẻ (SME) Việt Nam dám dấn thân như Gạch Đồng Tâm, Hòa Bình (động cơ Honda), Kính DQ, Kềm Nghĩa,… có thể xúc tiến ngay những kế hoạch hành động và cải tổ thiết thực cho các hoạt động nhằm tăng năng suất, tính hiệu quả, nâng cao giá trị cối lõi và tính bền vững cho Doanh Nghiệp Việt. Như cách làm thường thấy của những mẫu người thích hành động (Doer) - Chương trình “Giấc Mơ Việt Nam – Vươn tới đỉnh cao 2010-2015” của chúng tôi sẽ khởi động bằng buổi giao lưu với các DNVVN (SME) Việt Nam vào ngày 23-11-2009 tại Vườn Minh Trân.
Sẽ còn quá sớm để khẳng định điều gì lớn lao, nhưng với sự quyết tâm và khao khát của hai Nhân vật Người Đương Thời Việt Nam: TS Nguyễn Trí Dũng (VTV1- 4/2007) và TS Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa (VTV1- 8/2007), cộng đồng DNVVN (SME) Việt Nam như có thêm niềm tin về sự đồng hành & những hỗ trợ hiện hữu từ nhiều phía của xã hội.
Hy vọng rằng với những hoài bảo lớn, những chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể xuất phát từ khu Vườn Minh Trân tuyệt đẹp này, sẽ chắp thêm đôi cánh cho thương hiệu Việt bay lên một tầm cao mới như kỳ vọng của những người đang dốc hết tâm huyết và cả sự hy sinh vào cộng cuộc đổi mới này.
Tôi rất tâm đắc với phương châm sống và hành động của Anh Nguyễn Trí Dũng , người sáng lập Trường Doanh Thương Trí Dũng : “Bám vào truyền thống để tiến lên hiện đại”. Đây cũng là “kim chỉ nam” của chương trình “Giấc Mơ Việt Nam – Vươn tới đỉnh cao”
Hong Kong,
15-11-2009