Những suy nghĩ về "Giấc
mơ Việt Nam"
Bài 01 | Bài 02 | Bài 03 | Bài 04 | Bài 05 | Bài 06 | Bài 07 | Bài 08 | Bài 09 | Bài 10 | Bài 11 | Bài 12 | Bài 13 | Bài 14 | Bài 15 | Bài 16 | Bài 17 | Bài 18 | Bài 19 | Bài 20 | Bài 21 |
Bài 1:
Trí Dũng quý mến và thân thiết,
Anh đã nhận và xem, đọc tất cả những thứ em gởi cho, không phải chỉ một lần. Anh chia sẻ niềm tự hào với nhữnng người thân của em, đã có một người trong gia đình có sự phát triển vượt trội đến như vậy. Em đã sáng tạo ra một mô hình tổ chức cuộc sống, điều hành công việc, quản lý cán bộ nhân viên một cách mẫu mực đáng khen: kỷ luật chặt chẽ, lao động nghiêm túc, không phải trên kỷ cương, phép tắc ngặt nghèo mà trên cơ sở một nền tảng dân chủ để mọi người được tự do lao động, sáng tạo một cách tự giác, thoải mái. Phải nói là em đã đi trước, đi tiên phong trong sự phát triển của xã hội trong nghệ thuật quản lý, tạo được môi trường hài hòa cho người lao động. Thấy rõ được hiệu quả, năng suất của cán bộ nhân viên của em dồi dào, nhưng không thấy dấu vết của sự thúc ép, cưỡng bức cường độ lao động như theo lý thuyết của chủ nghĩa tư bản.
Em không những là người có tài năng mà trước hết em là người có tâm huyết, có một tấm lòng nhân hậu.
Anh rất tâm đắc với câu nói của em: em rất tự hào là người Việt Nam! Đúng vậy, Tổ quốc Việt Nam, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam sao mà tuyệt vời đến vậy! Sáng tạo vô cùng! Biết bao phen kẻ thù phương Bắc tràn vào, đô hộ ta hàng thế kỷ, rắp tâm “đồng hóa” ta, buộc dân ta phải tiêu hóa nền văn hóa của họ. Phải dùng chữ Hán, thì dân ta đã biến nó thành chữ Hán Việt, rồi lại sáng tạo ra chữ Nôm. Rồi đến kẻ thù từ trời Tây ập đến, biến nước ta thành thuộc địa ngót 100 năm, áp đặt lối sống của chúng. Kẻ thù nào cũng mưu toan tạo ra những tay chân đắc lực cho chúng, dùng người Việt diệt người Việt. Nhưng những sản phẩm chúng tạo ra đâu “chỉ trở thành tay chân trung thành của chúng, sự vật có quy luật phát triển và đào thải của nó, đâu chỉ đẻ ra những kẻ như chúng mong muốn để mà phải đào thải mà còn sản sinh ra những phần tử ưu tú như những con cháu Cụ Hồ, con em Thầy Giáp (Võ Nguyên) sau này… để tiếp bước cha anh… để đào tạo tay chân, chúng dạy dân ta chữ cái La-Tinh (a b c), dân ta tiếp thu nó và dần dần hoàn thiện thành chữ quốc ngữ tuyệt vời bây giờ. Chúng ta phát huy tinh hoa của dân tộc, nhưng cũng tiếp thu tinh hoa của nhân loại, tiếp thu một cách sáng tạo chứ không thụ động, dần dần biến vào tất cả những thứ tiêu thụ được ấy thành “thuần Việt”. Nói một cách công bằng, như Bác Hồ đã dạy: nhân dân nước nào cũng tốt. Đúng vậy, trong hàng ngũ của bọn thực dân, cũng có người có thiện chí muốn giúp đỡ dân ta thực lòng, cũng có góp được công sức đối với dân ta, dân ta đâu có quên… nhưng chủ yếu vẫn là sức sống và bản chất sáng tạo của dân tộc ta. Cho nên: mặc dù biết bao bão táp mưa sa, bể dâu biến đổi,
Tưởng rằng nát ngọc phai hoa
Mà ta vẫn cứ là ta sáng ngời…
Em là một nhà trí thức, một doanh nhân thành đạt trên một tầng văn hóa cao, mặc dầu tóc đã pha sương nhưng trông còn rất năng động, em đang đương chín còn tiến xa lên phía trước. Xã hội còn trông đợi nhiều ở những người như em.
Chúc mọi dự án của em đều tiến triển tốt, chúc em sức khỏe và gia đình hạnh phúc.
Thân yêu,
NG
Hà Nội ngày 17 / 08 / 2007
Bài 2:Người thuyền trưởng của chúng tôi ...
Tôi vẫn nhớ ngày lần đầu gặp anh. Và đã không bao giờ tôi biết rằng, người đàn ông đặc biệt đó, sau này lại có sức ảnh hưởng đến cuộc sống của mình nhiều đến vậy. Bởi vì, không lâu sau đó, tôi trở thành một trong những người thủy thủ trên con tàu mà anh là thuyền trưởng ...
Sếp tôi có vẻ ngoài khó tính như người Nhật, anh trầm tĩnh và nghiêm nghị, lời lẽ quyết đoán và chắc chắn. Người đàn ông đó, người mà lúc phê bình tôi điều gì đó có thể làm tôi buồn ghê lắm, nhưng lại làm tôi cảm thấy mình lúc nào cũng phải đi về phía trước, ở phía trước ấy mới là một con đường ...
Làm việc bấy lâu cho anh, tôi học được thật nhiều điều. Trước tiên phải là sự tươm tất, chỉn chu, kể cả trong trang phục ăn mặc, lời lẽ, cử chỉ, tác phong cách. Sau đó là sự bình tâm, điềm tĩnh khi gặp phải khó khăn gì, cách điều phối công việc, cách đẩy mạnh sự phát triển, cách dung hòa mọi tính cách trong một môi trường, cách im lặng, cách nói, cách từ chối và cách tiếp nhận, cách quyết đoán và nương nhẹ. Thật nhiều điều ... tôi đã học được.
Sếp của tôi, người hội tụ rất nhiều tính cách và bản lĩnh ... Bài học về quá trình gầy dựng sự nghiệp và cuộc sống của anh cũng đã là một quyển sách thú vị rồi. Là một trong số những những thủy thủ là nữ đang làm việc cho anh, thỉnh thoảng tôi được ngồi lại với anh, chia sẻ những suy nghĩ, những trăn trở của anh trong việc sắp đặt công việc nữa. Những lúc như vậy, tôi càng thêm cảm kích và ngưỡng mộ anh. Vì thế, có thật nhiều người muốn làm việc cho anh. Tất nhiên, cũng đã có rất nhiều người rời con tàu lớn của anh để đi theo con đường của họ, nhưng dường như, chưa có ai có lời nào dám xem nhẹ tính cách ý chí của anh và không thể không khâm phục anh.
Hôm nay, cuộc sống của anh đã bước lên một bước thành công vượt bậc mới. Tôi vô cùng hãnh diện và tự hào khi được chứng kiến những thành tựu của anh. Một trong những danh hiệu vinh quang đó là VINH DANH ĐẤT VIỆT và còn nhiều những danh hiệu khác. Sếp của tôi, anh đứng trước bao nhiêu người, bộ vest vẫn vô cùng sang trọng và lịch lãm, cử chỉ điềm đạm từ tốn, lời lẽ chắc chắn nhưng gần gũi ... Sếp của tôi, khi tôi nhìn anh ở trên bục cao danh dự kia, tôi đã nhìn thấy cả những cam go trên con đường mà anh đang bước tiếp, nhưng sao tôi lại tin một cách mãnh liệt rằng anh sẽ vượt qua tất cả mọi điều ... Và hai trăm người của MINH TRÂN đang làm việc cũng tin như thế ...
Cuộc đời như dòng suối con sông trôi đi, đâu biết ở phía trước là gì? Tôi và các đồng nghiệp đang là người thủy thủ trên con tàu viễn dương MINH TRÂN do anh làm thuyền trưởng ấy. Chúng tôi sẽ cùng anh vượt qua những thử thách mới, những thành công mới. Chúng tôi biết, chắc chắn rằng, những tháng ngày làm việc cho người thuyền trưởng của chúng tôi bây giờ là một quá trình quý báu nhất, làm hành trang cho chúng tôi trong những ngày tháng sau này ...
Xin trân trọng cám ơn anh NGUYỄN TRÍ DŨNG! Người thuyền trưởng của chúng tôi.
Toàn thể nhân viên MINH TRÂN
Bài 3:
Việt Nam đang từng bước ra khỏi nền kinh tế kế hoạch tập trung và khẩn trương bước vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam hôm nay phải phần lớn hoặc đã được tôi luyện trong, hoặc chịu ảnh hưởng nhiều ít của môi trường kinh tế bao cấp. Với họ, thế nào là kinh tế thị trường, làm gì và làm thế nào để có thể thành đạt trong nền kinh tế thị trường … vẫn còn là những vấn đề thời sự bức xúc.
Trên con đường những doanh nghiệp Việt Nam đi tìm những kiến thức đó, thiết nghĩ những điều ông Honda Soichiro để lại trong quyển sách này thật là quý giá, thật đáng trân trọng.
1. Đó là một ông Honda từ cái nghèo bị xã hội khinh rẻ, nuôi ý chí vươn lên, và đã vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp kinh doanh, trở thành người được xã hội tôn vinh, tôn thờ.
2. Đó là một ông Honda lúc nào cũng tràn đầy hoài bảo nóng bỏng, vượt qua mọi nghịch cảnh đắng cay để từng bước gặt hái thành công này đến thành công khác, thành công nhỏ đến thành công lớn, để làm giàu cho mình và đem lại vẻ vang cho tổ quốc.
3. Đó là một ông Honda trưởng thành từ việc nhỏ đến việc lớn, từ người đi làm thuê đến ông chủ, từ xưởng sửa xe máy đến xưởng sửa xe ô tô, xưởng làm bạc pittông đến xưởng sản xuất xe ô tô, và tiến tới có một tập đoàn xe ô tô – xe máy Honda nổi tiếng khắp thế giới.
4. Đó là một ông Honda nhận thức đầy đủ vai trò của kỹ thuật công nghệ, khiêm tốn học hỏi thế giới, nắm bắt và sáng tạo kỹ thuật mới để tạo ra những sản phẩm tốt nhất thế giới.
5. Đó là một ông Honda nhận thức đúng đắng vai trò của thị trường, thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Thị trường là quyết định sản xuất. Phải nghiên cứu, khảo sát, đánh giá xu hướng phát triển của thị trường, xác định được dung lượng của thị trường, từ đó bố trí kế hoạch sản xuất theo một chương trình thực tế và táo bạo.
6. Đó là một ông Honda có một nhận thức chính xác về vai trò chất lượng hàng hóa. Chất lượng hàng hóa không có biên giới. Phải giành bằng được chiến thắng trên thị trường thế giới bằng chất lượng hàng hóa.
7. Đó là một ông Honda tìm cộng sự của mình theo cách riêng của mình “có thể hợp tác với những người có chung mục đích với mình, nhưng phương pháp để đạt mục đích của mỗi người khác nhau theo cá tính, sở thích”.
8. Đó là một ông Honda có nghệ thuật tìm chọn nhân viên: “Để có nhân tài, người ta tuyển chọn trên cơ sở rộng rãi, nếu chỉ giới hạn trong mối quan hệ gia đình, sự quen biết thì công ty không thể phát triển tốt đẹp được. Đối với nhân viên trong công ty, ông đặt hoàn toàn niềm tin vào sự sáng tạo và sức sống của tập thể” và “nền tảng trong hoạt động kinh doanh của công ty chính là sự bình đằng, phải thật sự quý mến mọi người, không phân biệt cấp bậc trên dưới”.
Cám ơn ông Nguyễn Trí Dũng, người, qua cuốn sách đầy tâm huyết này, đã thổi “ngọn gió Honda” vào đốt nóng thêm bầu không khí kinh doanh ở Việt Nam, giúp đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam vươn lên cao hơn trong sự nghiệp vinh quang của mình.
NĐL – 06/2007
Bài 4:MỘT NGÔI NHÀ CHUNG
Tôi là THHG, hiện là sinh viên năm 3 ngành Ngoại Thương của Trường Đại Học Cần Thơ. Tôi biết đến cuộc thi này và tham gia với mong muốn góp ý tưởng nhỏ của mình để góp phần thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Việt Nam. Và cũng để góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tính đến 27/11/2007, Việt Nam đã là thành viên của WTO trên một năm. Trong hơn năm qua, chúng ta đã thấy được có sự thay đổi lớn trong nền kinh tế. Trên thị trường hàng ngoại đang dần cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm trong nước. Và mức độ cạnh tranh này còn gay gắt hơn khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường theo quy định của WTO. Trong bối cảnh đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa tạo dựng được thị trường riêng đủ lớn và bền vững để sẵn sàng cạnh tranh. Đây thật sự là thử thách lớn đối với kinh tế nước ta.
Đặc điểm quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam là: Doanh nghiệp phần lớn là vừa và nhỏ; Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam phần nhiều có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh nhưng vẫn mang tính địa phương, chưa được chú trọng quảng bá cũng như tạo dựng thương hiệu … Cho nên vấn đề năng lực cạnh tranh vẫn là vần đề khó giải quyết của Việt Nam hiện nay.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, một hình thức kinh doanh hiện đại cũng đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra làn sóng thứ ba của thế giới đó là thương mại điện tử. Hiện nay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình thương mại điện tử xuất hiện ngày càng nhiều. Các siêu thị điện tử ra đời nhiều hơn thanh toán điện tử đang dần được hoàn chỉnh. Các sản phẩm được giới thiệu rất đa dạng và phong phú. Song, hãy chú ý đến xuất xứ của các sản phẩm. Có trên 70% sản phẩm ngoại nhập, phần ít ở còn lại dành cho sản phẩm quen thuộc trong nước. Còn các sản phẩm mới hoặc những sản phẩm có chất lượng ở các địa phương thì hầu như không thấy “bóng dáng” ở đâu. Nguyên nhân có thể vì các doanh nghiệp này chưa quan tâm, mà cũng có thể đơn giản vì vùng đất đó không dành cho họ.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi xin đưa ra ý tưởng về một ngôi nhà chung cho các sản phẩm Việt Nam ( lấy tên là Made in Viet Nam ). Thành lập một công ty kinh doanh theo mô hình thương mại điện tử (B2B) chuyên giới thiệu thông tin về các doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây sẽ là vùng đất mới cho tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có điều kiện tiếp cận với thị trường rộng lớn của thế giới mà trước đây hầu như chỉ có các doanh nghiệp lớn mới đủ sức tham gia. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tính khả thi của dự án này tuy ban đầu sẽ có rất nhiều khó khăn do sản phẩm sẽ được quảng bá phần lớn chưa được nhiều người biết tới. Một trong những căn cứ của sự tin tưởng đó là:
Ban đầu, doanh thu của công ty sẽ thu từ phí quảng bá (sẽ có ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp nhỏ). Công ty sẽ thiết lập một hệ thống bán hàng và thanh toán điện tử phục vụ các hợp đồng trực tuyến của các đối tác trong và ngoài nước đối với các doanh nghiệp trong hệ thống của công ty Made in Viet Nam và thu phí trên các hợp đồng đó (trừ trường hợp các đối tác liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp).
Có thể nói, về hình thức kinh doanh thì đây không phải là hình thức mới nhưng ý nghĩa và ý tưởng thì có những nét mới. Và có thể coi đây là một trong những giải pháp gián tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Bài 5:
Kính thưa Thầy!
Em sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo xa xôi hẻo lánh của vùng đất Vĩnh Long cách đây 33 năm.
Ước mơ được ngồi trong lớp mẫu giáo là một điều xa xôi đối với em. Mỗi khi xem chương trình “Những bông hoa nhỏ” của Đài truyền hình Cần Thơ là em khóc đòi má cho đi học mẫu giáo. Má em bảo rằng “xã mình đâu có trường học mẫu giáo, con đợi đến 7 tuổi đi rồi má cho đi học lớp 1”. Con đường đến trường làng của chúng em đầy sình lầy và cầu khỉ. Chúng em rất sợ đến mùa nước nổi. Hôm nào ba mẹ rảnh rỗi thì cả ba chị em được đưa đi học bằng xuồng ba lá. Phần lớn ba mẹ bận chuyện đồng áng, be bờ ngăn nước nên chúng em phải tự lội nước đi học, tới được lớp học phải qua bao nhiêu chặng đường. Hôm nào may mắn thì được tới lớp học, có hôm gặp xui xẻo cầu khỉ bị trôi đi thì phải quay về nhà hoặc có đến trường được thì quần áo, tập sách cũng ướt hết. Đường đi đến trường đầy vất vả, xa xôi, lội bộ 10 cây số. Cả ấp Mỹ Khánh của chúng em mà số người đi học đếm trên đầu ngón tay. Học đến cấp 3 thì trong xóm chỉ còn mình em đi học, bạn bè từ từ nghỉ học vì trường học quá xa, đầy nguy hiểm. “Đi học cực quá!” là câu trả lời đầu tiên khi cô giáo hỏi lí do nghỉ học của học sinh.
“ Con quyết tâm học chữ để thoát khỏi vùng sình lầy u tối này. Quê hương mà cảnh như thế này làm sao yêu được, chỉ có trong sách vở mà thôi! ” Đó là lí lẽ mà thời niên thiếu em thốt lên mỗi khi bị té cầu khỉ, không đi học được phải quay về nhà. Em ước mơ học thành tài, về quê xây lại những cây cầu khỉ, mở rộng con đường làng để trẻ em được đạp xe đến trường ...
11 năm nay trở về quê xưa, nơi mà có dự án xây Cầu Cần Thơ đang thực hiện. Thế là khu dân cư được quy hoạch, thị trấn nay được lập dự án mở rộng để phát triển lên thị xã, rồi khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp, cảng khai thác, ...v.v. Em theo chân một công ty cầu đường về quê để sản xuất kinh doanh, rồi lập gia đình, sinh được 1 bé gái xinh xắn.
Đến nay con gái của em đã được 2 tuổi thì một ước mơ khác lại trỗi dậy trong em. Nhưng ở lứa tuổi 30 thì niềm ước mơ thực tế hơn, nó gắn với cơ hội để phát triển tương lai, sự nghiệp. Đó là ước mơ xây dựng một ngôi trường mẫu giáo tư thục khang trang, theo một tiêu chuẩn cao vì sức khỏe và an toàn cho các cháu. Đây cũng là một nhu cầu bức thiết mà mọi người ở đây muốn có được. Và đồng thời cũng là nhu cầu phát triển giáo dục của xã hội hiện nay. Còn nói đến khía cạnh quê hương thì đây cũng là một sự đóng góp trong việc mở rộng phát triển môi trường giáo dục của huyện nhà. Đó là một dự án xây dựng trường mầm non hiện đại kết hợp với khu vui chơi giải trí cho trẻ em trong vùng và có cả hệ thống siêu thị trẻ thơ. Tất cả là một hệ thống kinh doanh nhằm phục vụ cho các cháu thếu nhi mà trọng tâm là lứa tuổi mẫu giáo. Nhưng ước mơ này có hiện thực đến đâu chăng nữa mà em không có vốn trong tay thì chắc sẽ không thực hiện được! Em đã nghĩ đến việc kêu gọi cổ phần từ bạn bè nhưng chưa thực hiện thì tình cờ hay là duyên phận em biết đến thầy Nguyễn Trí Dũng thông qua chương trình “Ước mơ Việt Nam” phát trên sóng truyền hình VTV1 lúc 22h 30’ ngày 13/09/2007. Em không quan tâm đến bài dự thi của chương trình mà rất quan tâm đến những công trình, những dự án phát triển về khoa học và giáo dục của Thầy đang thực hiện. Rất ngưỡng mộ và kính phục! Em tìm cách liên lạc để được tiếp xúc với Thầy nhưng các anh chị tại Trung tâm không cho gặp. Lòng đầy thất vọng! Em nghĩ rằng con đường duy nhất để chia sẻ ước mơ này với Thầy là thông qua bài viết của em để mang ước mơ và ý tưởng kinh doanh đến với Thầy.
Thầy kính mến! Em chỉ biết Thầy một lần thông qua chương trình truyền hình nhưng cảm giác nể phục và kính mến Thầy rất lớn trong em. Em tin tưởng rằng Thầy làm kinh doanh nhưng có cả một trái tim mang đầy giá trị đạo đức nghề nghiệp. Em rất mong Thầy liên lạc với em. Sự quan tâm và hợp tác đầu tư của Thầy đến ý tưởng kinh doanh trong ước mơ của em là một sự biết ơn cho cả một thế hệ trẻ thơ tại vùng đất này. Em rất kì vọng và nguyên vẹn một niềm tin tưởng ở sự quan tâm của Thầy. Nếu không có duyên hợp tác cùng Thầy thì cũng là một sự chia sẻ và có thêm một ước mơ nhỏ được là một học trò thầm lặng học hỏi ở Thầy một ý chí trong kinh doanh và trong cuộc sống.
Vĩnh Long ngày 24/11/2007
NTMT
Bài 6: KHÁT VỌNG SÁNG TẠO
Khi quyết định viết những dòng này tôi chợt nhớ tới sáng kiến nhỏ của một người bạn. Cách đây mấy năm tôi cùng mấy anh bạn góp vốn mở một trung tâm tin học. Lúc đầu hoạt động đào tạo khá sôi động nên trung tâm phát triển khá tốt. Tuy nhiên sau đó do nhiều người có khả năng mua máy và tự học nên hoạt động đào tạo bị giảm sút rõ rệt. Chúng tôi chuyển dần sang sửa chữa và buôn bán nhỏ nhưng rất khó thu hút khách hàng. Tình hình lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi bàn bạc và anh bạn tôi đã đưa ra một ý tưởng. Thế là chúng tôi thiết kế một mẩu quảng cáo nhỏ bằng ngón tay khá bắt mắt trên đó có ghi số điện thoại của trung tâm và thuê một cô sinh viên đi dán trước màn hình máy tính của rất nhiều cơ quan trong thành phố. Ngay lập tức có rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến yêu cầu chúng tôi giúp đỡ: từ việc sửa máy hỏng, thay thế phụ tùng, đổ mực máy in, cài đặt chương trình v.v... Và chúng tôi đã làm không hết việc. Tôi chợt nhận ra một điều rằng: hiệu quả của sáng tạo là vô cùng lớn, chỉ một sáng kiến nhỏ có thể làm xoay chuyển tình thế. Từ đó trong tôi luôn văng vẳng hai chữ: SÁNG TẠO.
Khi bước chân lên bục giảng, tôi lại thấy rằng chỉ bản thân mình sáng tạo thôi thì chưa đủ, cần phải khơi nguồn sáng tạo của lớp lớp các sinh viên. Từ đó tôi hoạt động vô cùng hăng say. Với lợi thế của một bí thư đoàn thanh niên cùng với khát vọng của tuổi trẻ, tôi đã tổ chức được rất nhiều cuộc thi về sáng tạo cho sinh viên. Chúng tôi đã vô cùng kinh ngạc trước sức sáng tạo của tuổi trẻ, và của con người Việt Nam nữa chứ - tôi tin là như vậy.
Qua các cuộc thi đã có rất nhiều sinh viên trưởng thành và đạt được giải cao ở các cuộc thi có quy mô lớn hơn. Tuy nhiên cũng có một số ít đã không thể vươn xa. Tôi đi tìm hiểu và nhận thấy: không phải sinh viên đó không có năng lực mà ở họ còn thiếu lòng quyết tâm, ngại vượt khó. Tôi rất thích câu nói của một ai đó: con đường vượt qua khó khăn ngắn và nhanh nhất là hãy đi xuyên qua nó. Cách đây hai năm, em trai tôi đang làm trong ngành cơ khí với mức lương khá cao ở thủ đô thì đột nhiên đòi về quê để mở xưởng sản xuất mà trong tay không hề có một đồng vốn nào. Khi nói lên dự định thì không một ai trong gia đình đồng ý ngoại trừ tôi. Cuối cùng chúng tôi cũng thuyết phục được mọi người. Thế là bao nhiêu sổ đỏ, sổ lương đều mang ra thế chấp ngân hàng hết. Rất không may là do chưa có nhiều kinh nghiệm về thiết bị nên máy móc liên tục hỏng hóc, trong suốt bảy tháng liền không ra được sản phẩm. Nhưng khi đã khắc phục được sự cố về máy móc và sản xuất tốt thì không tài nào tiêu thụ nổi, bán thế nào người ta cũng không mua hoặc mua rất ít. Công suất mỗi ngày là 2 tạ nhưng có tháng chỉ bán được 30 kg. Hàng hoá ứ đọng, vốn không thể lưu chuyển trong khi sức ép về tiền vay ngân hàng ngày càng ghê gớm. Dù có điện thoại liên lạc nhưng một lần em tôi không chịu nổi đã đi xe máy hơn trăm cây số trong đêm lên nói với tôi chỉ một câu: có lẽ em phải bán máy thôi anh ạ. Tôi thấy em trai trong trạng thái sụp đổ hoàn toàn. Tôi nói: nếu thế thì cả nhà sẽ ra đứng đường. Đêm đó hai anh em thao thức tới gần sáng. Hôm sau đi làm sớm chợt nghe thấy người bán báo rao về vụ án Nguyễn Việt Tiến tham nhũng mỗi tháng riêng tiền gội đầu đã hết . . . 2.000 đô la mà nước mắt tôi cứ tự nhiên tuôn ra. Rất may là sau những nỗ lực đến tột cùng thì giờ đây xưởng đã sản xuất không kịp hàng để bán ra. Tôi nghĩ rằng nếu đầu hàng thì không còn gì để nói nữa. Và như vậy, sáng tạo và bản lĩnh phải luôn song hành.
Xen kẽ với các giờ giảng tôi thường nói về vấn đề sáng tạo và sinh viên lắng nghe với sự say sưa kỳ lạ. Rồi bất chợt họ cũng hào hứng say sưa nói về những ước mơ, những dự định của mình. Có một lần khi biết tôi có thời khoá biểu dậy ở một lớp nọ, anh bạn đồng nghiệp đến chia sẻ: dậy lớp đấy chán lắm, rát họng mà chúng nó cứ ỳ cả ra. Khi dạy, tôi thấy lớp đấy cũng trầm thật, nhưng tôi nghĩ không phải là đã hết cách. Trong một giờ giảng tôi đã ra một bài toán về tính sáng tạo, sau một chút lưỡng lự các sinh viên cũng bắt tay vào giải, bất chợt có một sinh viên reo lên và đưa ra lời giải đúng. Tôi đề nghị cả lớp dành một tràng pháo tay thật to cổ vũ cho bạn, đồng thời hôm sau tôi tặng sinh viên đó một cuốn sách nói về gương cần cù sáng tạo và yêu cầu cả lớp truyền tay nhau đọc. Thật bất ngờ, phong trào học tập của lớp đó sôi động hẳn lên và kết quả học tập cuối kỳ cũng khả quan hơn trước. Với cương vị của một giảng viên tôi nghĩ rằng không chỉ truyền đạt những kiến thức chuyên môn mà cần phải thổi bùng lên ngọn lửa đam mê sáng tạo trong những con người trẻ tuổi kia. Họ đang khao khát biết nhường nào. Mới đây tôi có tổ chức một buổi giao lưu khá đặc biệt: mời các cựu sinh viên đã tương dối thành công về nói chuyện với sinh viên trong trường. Khi tôi bước ra sân khấu, hàng nghìn sinh viên dưới hội trường đã vỗ tay không ngớt, tôi chỉ biết đứng im và . . . cười. Một cảm xúc rất đặc biệt dâng trào trong tôi. Đó là nguồn cổ vũ vô cùng lớn lao. Tôi tự hứa, cần phải làm một điều gì đó dành tặng cho họ.
Và giờ đây, khi đọc xong những cuốn sách như: Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới, Phương thức Toyota, Thế giới phẳng . . . trong tôi lại trào dâng một khát khao mãnh liệt. Đó là làm thế nào để thật nhiều người có được kiến thức cơ bản về Phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) và Cải tiến liên tục (Kaizen). Tôi và nhiều người nữa do không được học ngay từ thời sinh viên những vấn đề này nên đã gặp không ít những khó khăn, thất bại. Giờ đây cần phải nhanh chóng truyền tải những kiến thức này tới càng nhiều người càng tốt. Món quà mà tôi đang tự tay gói ghém dành tặng cho những con người trẻ tuổi mà tôi hằng yêu mến và kỳ vọng là đây. Tôi đã mất ăn mất ngủ nhiều ngày đêm để trình lãnh đạo nhà trường dự thảo kế hoạch phát triển hai môn này và đang hồi hộp chờ đợi kết quả. Liệu kế hoạch có được phê duyệt? Liệu giấc mơ của tôi có thành hiện thực?
Tôi nghĩ rằng “Giấc mơ Việt Nam” chính là sự cộng hưởng những giấc mơ giản dị của từng con người Việt Nam. Đó chính là ước mơ sáng tạo. Cần phải thổi bùng lên ngọn lửa đam mê sáng tạo trong mỗi con người Việt Nam. Phải biết cách tổ chức, tạo môi trường thuận lợi cũng như động lực thúc đẩy để họ bộc lộ hết khả năng. Điều đó không hề đơn giản chút nào.
Và, nếu ai đó còn nghi ngờ về sức sáng tạo của con người Việt Nam thì hãy xem: những thần đèn Cẩm Luỹ với những lần chuyển nhà thần kỳ, những kỹ sư Phan Đình Phương với những sản phẩm mang nhãn hiệu An Sinh, những anh nông dân hai lúa với giấc mơ chế tạo máy bay, còn nhiều và còn nhiều nữa. Những con người Việt Nam, từ nông dân chân chất cho đến trí thức thành thị đều có thể sáng tạo tuyệt vời. Đó là những minh chứng sinh động nhất.
Đất nước hình chữ S này đã phải trải qua biết bao đau thương và mất mát. Nhờ sáng tạo mà “rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Giờ đây con thuyền đã ra biển lớn, sóng to gió cả còn khôn lường. Con đường nào để đi tới bến bờ thành công?
Trong vòng hơn một thế kỷ qua, chỉ có Nhật Bản và Singapo lọt được vào tốp những nước phát triển. Nhờ đâu vậy? Hẳn ai cũng biết: nhờ cần cù và sáng tạo mà đi lên.
Cùng là máu đỏ da vàng đấy. Việt Nam ơi! Liệu Người có tiến bước?
Nguyễn Minh Tân
GV Khoa CNTT – Trường đại học Công nghiệp Hà Nội
Bài 7:THẦY ƠI, EM YÊU THẦY LẮM ...
<Trích thư của 12A gửi Thầy N.T.D>
Thưa Thầy,
Tối hôm qua em lại nằm mơ gặp Thầy. Thấy Thầy đã về nước, Thầy ghé thăm
trường học của em cùng một số vị hội trưởng của các tổ chức hỗ trợ học sinh
Việt Nam. Thầy vẫn vậy, dáng đi tự tin nhanh nhẹn, luôn ân cần, giản dị
và chân thành. Tóc Thầy, em nhìn thấy nhiều sợi bạc hơn lần trước em gặp
và hình như Thầy cũng có vẻ gầy hơn. Em thấy lo lo cho sức khỏe của Thầy
mặc dù Thầy vẫn cười tươi và bảo với em Thầy còn làm được nhiều việc như
thế này thì em mừng mới đúng chứ! Trong giấc mơ của em, trong giờ học vật
lý của lớp 12, trong một tiết học đầu tuần của trường PTTH, vị hội trưởng
cũng là giảng viên môn động cơ học đã giải thích thêm cho chúng em biết
về các kinh nghiệm trong thực tế, em xung phong dịch sang tiếng Nhật mặc
dù có Thầy ở đó. Hì.. hì.. Thầy nhìn em cười thật tươi như để động viên
khuyến khích, tiếng Nhật em mới học mà thôi Thầy nhỉ mà sao em yêu em thích
nó đến thế. Em đang theo học ngành tự nhiên nhưng không hiểu sao cái môn
tiếng Nhật và cô giáo đang dạy tiếng Nhật ấy hàng ngày cứ như “ám ảnh” lấy
em khiến em biết mình đang có một giấc mơ với nó, một giấc mơ của đời mình
thật sự. Qua những tiết học của cô em thấy mình tự tin và may mắn khi có
mặt nơi này, em thấy mình mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn và yêu thương mọi người
hơn. Tiếng Nhật và văn hóa Nhật nó có một cái gì đó lôi cuốn và đam mê thật
sự. Hay là vì nhờ em có duyên gặp Thầy, rồi em được học tiếng Nhật với Cô.
Em được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh nhờ những ngọn lửa của lòng nhiệt
huyết và sự chân thành?!
Trong giấc mơ, em thấy mình ấm áp thật sự khi cảm nhận rõ được sự quan tâm,
dõi theo từng bước chân đi của em từ Thầy. Em sẽ không sợ hãi, sẽ không
biết chùn chân mỏi gối khi đi trên những con đường còn xa ngái, nhất định
em sẽ thực hiện được giấc mơ của mình. Nhất định, em sẽ biến được giấc mơ
thành sức mạnh đi tới. Thầy hãy vững tin ở em, Thầy nhé!
Dù không được thường xuyên gặp Thầy nhưng em hiểu không phải luôn luôn ở
cạnh bên ta mới có thể nói lời yêu thương. Dù cách xa vạn dặm, em vẫn mong
gửi đến Thầy niềm biết ơn chân thành và một trái tim đầy yêu thương. Tình
yêu của một người con giành cho người Cha kính yêu! Tình yêu của một con
chiên ngoan đạo gửi cho Chúa. Tình yêu của một trái tim biết thổn thức với
đời! Thầy ơi, em yêu Thầy lắm!!!
Bài 8:
Thật tình mà nói hôm qua em thật sự rất xúc động. Có lẽ đây là lần đầu
tiên trong đời em được nghe một lời kêu gọi yêu nước từ một người yêu nước
chân chính thật sự. Lần đầu tiên trong đời em cảm nhận được ý nghĩa giản
dị, gần gũi nhưng đầy thực tiễn của người đã dành trọn đời mình cho đất
nước qua phần diễn giải của anh về Bác Hồ và những lời dặn dò của Bác “Làm
sao để đất nước mình đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn”.
Từ khi con nhỏ, Bác Hồ đã là thần tượng của em. Em kể điều này anh Dũng
đừng cười: khi còn đi học từ thời cấp 2, mỗi khi em cảm thấy lười biếng
hoặc có ý định làm gì đó không đúng mà nhìn lên hình Bác Hồ trên tường là
em cảm thấy mình không được phép làm như thế. Và kể từ hôm qua, em nghĩ
rằng em đã có một thần tượng sống, một người không chỉ ngăn cản em nhụt
chí mà còn khuyến khích những khát khao tiềm ẩn trong con người em được
phát huy. Và em nghĩ rằng chắc chắn phần lớn những người có mặt trong khán
phòng ngày hôm qua đều có cùng suy nghĩ như em. Một lần nữa em xin chân
thành cảm ơn anh Dũng rất nhiều.
Qua bài phát biểu của anh, em cảm nhận rất rõ sự khác biệt giữa anh, đại
diện cho những doanh nhân khởi nguồn sự nghiệp không chỉ đơn thuần vì lợi
ích kinh doanh của bản thân mà còn vì niềm tự hào dân tộc với phần đông
doanh nhân hiện tại chỉ tập trung vào kinh doanh mà không có những suy nghĩ
lớn lao, có ý nghĩa để cố gắng phấn đấu sống còn vì nó, dẫn đến sự phát
triển không bền vững và chẳng mang nhiều giá trị cho đất nước Việt Nam.
Em đã từng mong ước rằng giá như nhiều lãnh đạo của mình hiểu rõ và thấm
nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quyết tâm thực hiện nó thì có lẽ đất
nước Việt Nam chúng ta sẽ không như bây giờ.
Nhưng kể từ ngày hôm qua em nghĩ rằng không cần mình phải là lãnh đạo mới
có thể tạo ra sự thay đổi vì anh đã cho mọi người thấy rằng bất kỳ ai cũng
có thể góp phần làm được điều đó.
Càng nhiều người quyết tâm thực hiện thì “Giấc mơ Việt Nam” sẽ ngày càng
trở thành hiện thực sớm hơn.
Làm việc trong một công ty Nhật, em cảm thấy có rất nhiều điểm khác biệt
giữa người Nhật và người Việt Nam ta.
Người Nhật làm “Nhỏ” nhưng nghĩ “Lớn” còn người Việt Nam mình thì nghĩ “Lớn”
nhưng không làm dù chỉ là việc nhỏ, vì thấy cái gì cũng khó nên cuối cùng
chẳng làm gì cả.
Ví dụ người Nhật thực hiện việc bảo vệ môi trường từ những điều vô cùng
giản dị và cụ thể từ việc hạn chế vứt thức ăn thừa, bỏ rác đúng nơi quy
định, gấp nhỏ các hộp giấy trước khi bỏ vào thùng rác để tiết kiệm diện
tích, tiết kiệm điện…điều quan trọng là hầu hết người Nhật đều có cùng suy
nghĩ và cùng thực hiện như vậy…còn người Việt Nam mình mấy ai nghĩ và làm
được như thế. …..
Tôi có tiền thì tôi xài, cần gì phải tiết kiệm…hoặc giả dụ nhiều người sẽ
nói là do người Nhật quá văn minh nhưng nếu như bản thân chúng ta không
có ước muốn trở thành người văn minh thì đến khi nào mình mới trở thành
người văn minh được đúng không anh?
Một trong những ấp ủ từ lâu của em là làm cho người Việt Nam có ý thức
về việc xây dựng hình ảnh người Việt Nam trong tương lai.
Em rất bức xúc trước việc người Việt đi ra nước ngoài bị người ta xem thường
vì những hành vi không phù hợp hoặc người nước ngoài đến Việt Nam thấy mình
như người rừng vì chẳng có luật lệ gì.
Em mong muốn lập một dự án tìm hiểu tính cách hoặc những giá trị tốt đẹp
của người Việt và làm thế nào để khôi phục và phát huy những tính cách hoặc
giá trị tốt đẹp ấy thông qua những việc làm rất nhỏ hàng ngày trên cơ sở
nền tảng làm cho mọi người nhận thức rõ vai trò của mình trong việc làm
thế nào để chúng ta có thể tự hào mình là người Việt Nam.
Em mong muốn mọi người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài sẽ là đại sứ
cho những hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam chứ không phải tạo ra hình ảnh xấu
như bây giờ.
Đối với trong nước, em muốn bắt đầu từ văn hóa giao thông vì điều này đang
là một thảm họa vì dường như bất kỳ người Việt Nam nào giờ đây đều có thể
đưa ra hàng trăm lý do để vi phạm giao thông, kể cả cấp lãnh đạo. Em xin
phép được tham vấn anh Dũng sau về vấn đề này anh nhé.
Người Nhật sống nghiêm túc và đáng tin cậy, chính vì vậy mà gần như những
ai đã từng làm việc với người Nhật hoặc sinh sống tại Nhật đều “tình nguyện”
làm đại sứ không lương cho họ dù chẳng ai yêu cầu mình làm chuyện đó cả.
Còn người Việt Nam, không ít người làm ăn không đàng hoàng chỉ nghĩ đến
lợi ích trước mắt của cá nhân mà không nghĩ gì đến hình ảnh chung của đất
nước ngoại trừ một vài doanh nhân như anh Lý Quý Trung hoặc anh Vũ. Vì vậy,
cũng dễ hiểu khi mình thường thiếu tính tin cậy trong các quan hệ làm ăn.
Em thật sự rất hãnh diện về công ty của anh dù em chẳng liên quan gì cả.
Em chỉ xin gửi một vài cảm nhận của em cho anh. Em hy vọng sẽ có dịp khác gặp anh để nghe anh trao đổi nhiều hơn nữa. Em chỉ có đề nghị anh hãy tiếp tục gieo hạt giống Giấc Mơ Việt Nam càng nhiều càng tốt để ngày càng có nhiều mầm ươm phát triển hơn nữa tại Việt Nam.
Một lần nữa cảm ơn anh rất nhiều.
T.T.
Bài 9: Giấc mơ Việt Nam
Lời đầu tiên Em xin gửi đến Anh lời cảm ơn chân thành về những chia sẻ của Anh trong buổi giao lưu với chủ đề “Giấc mơ Việt Nam”. Thật sự thì đối với Em đây là một buổi giao lưu rất ý nghĩa vì bên cạnh được cung cấp những thông tin trong lĩnh vực kinh tế, chúng Em còn được khơi dậy trong bản thân mình lòng tự tôn dân tộc, biết suy nghĩ nhiều hơn và trân trọng hơn những giá trị của ngôn ngữ Việt, văn hóa truyền thống Việt,… Buổi giao lưu cũng đã trình bày khá nhiều vấn đề, cũng như những mong mỏi, những trăn trở để đánh thức “Giấc mơ Việt” của Anh, nhưng theo suy nghĩ của Em thì buổi giao lưu này đã được Anh cô đọng lại trên những từ khóa rất ngắn gọn và súc tích như: “Kỹ Tây, Hồn Ta”, “Đàng hoàng”,…. Nhưng những từ ngữ này lại mang một giá trị nhân văn sâu sắc khi được Anh phân tích, chia sẻ về những suy nghĩ của bản thân Anh và đó là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu của Anh cũng như của những người có chung niềm đam mê, có tâm huyết với “Bản sắc Việt”. Và chúng có thể là hành trang cho thế hệ trẻ chúng Em để Em có thể vững bước đi trên con đường phát triển sự nghiệp của mình mà nếu biết cách tận dụng chúng sẽ trở thành một kho báo vô cùng to lớn.
Cuộc trao đổi đã đặt ra trong Em nhiều vấn đề cần phải suy ngẫm. Và thật sự nếu ta cứ ôm khư khư cái truyền thống mà không chịu tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì ta sẽ bị tụt hậu so với thế giới. Còn nếu chúng ta bỏ qua những giá trị văn hóa truyền thống để tiếp thu những tiến bộ của bên ngoài thì tương lai không xa những giá trị truyền thống sẽ bị lãng quên, nếu như không muốn gọi là mất gốc, là bị đồng hóa một cách tự nguyện. Chính cái vòng lẩn quẩn này đã làm cho nhiều người bối rối không biết phải chọn hướng giải quyết nào cho phù hợp? Như Anh đã nói, chúng ta cần phải cân bằng giữa truyền thống và hiện đại trên cán cân của cuộc sống, chúng ta phải sử dụng tiến bộ bên ngoài để phát triển kinh tế, phát triển đất nước nhưng sự phát triển này phải dựa trên một nền tảng vững chắc đó là “Bản sắc Việt” đây có thể được xem là một hướng giải quyết tích cực. Nhưng làm sao để tạo ra một sản phẩm/dịch vụ, phát triển xã hội có thể dung hòa được giữa truyền thống và hiện đại một cách “đàng hoàng” là một câu hỏi lớn được đặt ra? Và làm sao để sản phẩm/dịch vụ “Made in Viet Nam” sẽ được công nhận là “Made in world”? Và việc trả lời những câu hỏi đó đã được Anh cụ thể hóa thông qua những việc làm của mình trong suốt thời gian qua, đặc biệt và cụ thể nhất là việc xây dựng vườn Minh Trân của Anh cũng như những nội dung mà Anh đã chia sẻ trong buổi giao lưu “Giấc mơ Việt Nam”. Buổi giao lưu chỉ kéo dài khoảng 90 phút nhưng những giây phút ấy thật sự có ý nghĩa, chỉ 90 phút Anh có thể khơi dậy và đưa chúng Em trượt dài trên những cung bậc của suy nghĩ và cảm xúc về những giá trị dân tộc mang tính nhân văn sâu sắc. Cũng như có thể đồng cảm và chia sẽ những trăn trở, bâng khuâng của Anh, thông qua đó chúng Em cũng hình thành định hướng phát triển cho bản thân mình trong tương lai.
Cuối cùng, Em xin chúc Anh thật nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục là người truyền lửa và mong Anh có thể tạo điều kiện để có thêm thật nhiều buổi giao lưu “Giấc mơ Việt Nam” như thế này nữa, để đây có thể là nơi hội tụ của những người quan tâm đến những giá trị của văn hóa truyền thống, của sự phát triển bền vững. Đây chính là nền tảng để chúng ta bước thêm những bước cao hơn vì theo Em nghĩ, chúng ta không chỉ dừng lại ở “Giấc mơ Việt Nam” mà phải biến giấc mơ đó thành hành động, vì nếu không hành động thì giấc mơ cũng chỉ là giấc mơ và giá trị thực tiễn của nó không cao. Cùng chung tay xây dựng một Đất nước Việt Nam hiện đại hơn nhưng phải “Đậm đà bản sắc dân tộc” là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Để chúng ta có quyền được “Tự hào là người Việt Nam”. Bởi vì như lời bài hát “Như hòn bi xanh” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Vô tình ta cùng chọn nơi này làm quê chung” và chính vì thế chúng ta phải luôn luôn tự nhủ rằng “Này em trong mỗi con tim nhớ mang Quê Hương của mình”.
Một lần nữa, xin cảm ơn Anh về tất cả !
Đ.C.T.
Bài 10:
It was a pleasure and a privilege to meet and talk to you on Friday.
The effect you had on the audience was electric! So many young people eager
to go forward in this difficult world and seeking help and guidance from
someone they know they can trust.
L.S.
Bài 11:
Many thanks Anh and IDG Asean !
We really have a great event.
I believe in our journey, the Vietnam CMO community will play an important but hidden role in making Vietnam‘s Dream come true.
Thanks Dr Tri Dung and Mr.Thanh Tam for your inspiring story and initiative.
Best regards
T.H.
Bài 12:
"Quê Hương mỗi người chỉ một, Như là chỉ một mẹ thôi"
"Như một hòn bi xanh, Trái đất này quay tròn
Vô tình ta cùng chọn, Nơi này làm quê chung "
Vừa trở về từ khóa thiền tu "Power of Silence" bên Thái, đi rồi mới biết, mình vẫn còn "bụi đời" vương vấn nhiều quá, cũng tham gia như 1 cái duyên tình cờ, mặc dù không cảm thụ hết tất cả những lời thiền sư truyền dạy hay hướng dẫn của thầy cho những bài thiền bậc cao cấp, nhưng mình cũng có thời gian được lắng đọng, yên tĩnh cách xa môi trường quen thuộc hằng ngày để có nhiều thời gian hơn suy nghĩ về bản thân, những gì đã trải qua, và những dự định sắp tới ...
Và điều mà làm mình suy nghĩ nhiều nhất trong suốt những ngày qua, cũng là điều mình đã dằn vặt tìm kiếm từ lúc trưởng thành đến bây giờ, đó là vai trò/trách nhiệm của mình đối với xã hội này (cụ thể hóa hơn là vai trò của mình với chính bản thân mình, với gia đình, với người thân bạn bè xung quanh, với đất nước, và với thế giới này ...)
Ban đầu, đó là những gì còn mơ hồ, mình chỉ lao vào làm những gì đến như 1 cái duyên, như bản năng nhưng đến từng ngày trôi qua thì cũng đã cụ thể hóa được những điều mình nghĩ, điều mình muốn làm ...
Năm học cấp 3, được học bài "Bình Ngô Đại Cáo", cô dạy văn hỏi "Theo các em, "yêu nước là gì?", như thế nào gọi là yêu nước?" Thật sự lúc đó mình không trả lời trọn vẹn được câu hỏi đó, và nó cứ âm ẩm trong đầu mình ... Đến khi tham gia vào hoạt động tại AIESEC, được làm công việc kết nối với các bạn nước ngoài đến VN, được cơ hội tiếp xúc và chia sẽ nhiều với các bạn khắp thế giới, nghe những câu chuyện về văn hóa, lịch sử của họ, mình cảm nhận được các giá trị quý giá của thế giới này mang lại cho những trải nghiệm của một con người như thế nào...Gặp nhiều rồi mới hiểu được những bạn ở nước khác nhìn và nghĩ gì về VN mình, đi ra ngoài rồi mới thấy yêu và thương người dân nước mình như thế nào, mới hiểu được là mình cần phải làm 1 cái gì đó để thế giới biết nhiều hơn, có nhiều thông tin hơn về VN.
Những ai đã từng 1 lần ra nước ngoài, hoặc tiếp xúc với các bạn nước ngoài, nếu hỏi họ về VN như thế nào? Thì những ai ở gần VN sẽ còn biết VN ở đâu, VN ntn, ai mà ở xa xa thì cứ nghĩ là VN vẫn còn nghèo nàn, nhiều khó khắn, đôi khi còn nghĩ nước mình đang còn chiến tranh, thậm chí còn không biết là trong hơn 200 nước trên thế giới có VN là 1 quốc gia khu vực DNA.
Uhm thì, hiểu được điều đó, không trách người mà quay sang cố gắng, xây dựng quảng bá hình ảnh VN đến thế giới nhiều hơn, đó cũng là 1 trong những nguyên nhân mình thích làm những team liên quan đến trao đổi văn hóa, con người trong AIESEC vì chỉ những team đó ngoài những kỷ năng, kinh nghiệm học được thì đó mới là nền tảng thỏa được ước mơ giới thiệu VN đến toàn thế giới của mình. Mình luôn tâm niệm và động viên với các thành viên trong team là ngoài việc mang đến những life changing experience, values này nọ thì mình đang làm 1 điều mà đất nước tự hào vì là đại sứ cho VN, giới thiệu nước mình cho thế giới.
Sau 3 năm làm, cống hiến 1 chút ít cho việc xây dựng và giới thiệu VN ra toàn câù thì mình lại quay về với suy nghĩ " Mình luôn muốn làm cái gì đó to tác cho đất nước, cho thế giới này nhưng với vai trò là 1 người con/người chị/người công dân trong gia đình và xã hội mình đang sống thì mình vẫn chưa làm tốt, ngay cả việc xây dựng 1 tương lai phát triển bền vững cho bản thân mà mình vẫn đang khám phá từng bước, thì làm sao mà lo cho đất nước được" ... 2 năm qua mình sống thu nhỏ lại, chú tâm lo cho gia đình và bản thân cũng như người thân xung quanh, gần mình nhiều hơn nhưng có cảm giác là có gì đó không ổn...vì ít nhất mình hiểu được bản thân mình là người cần phải sống và đóng góp gì đó cho xã hội thì mình mới thỏa mãn được tâm nguyện của bản thân, nếu chỉ ngày ngày sống và làm 1 công việc thường ngày thì đúng là cuộc sống mình có vấn đề ...
Và như cơ duyên đến, được tham dự CMO world forum tuần rồi, mình đã gặp một người, Thầy đã 65 tuổi rồi, Thầy đến nói về chủ đề "Giấc Mơ VN và sự phát triển bền vững của VN". Thầy thuyết phục người nghe bằng thái độ trầm tĩnh nhưng quyết đoán, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong từng lời nói, cử chỉ của 1 người từng trải, thấu đáo sự thành công và thất bại và như thế nào là 1 cuộc sống có ý nghĩa.
Thầy tên là Nguyễn Trí Dũng (thầy rời VN để học tập ở Nhật từ năm 1967 với ấp ủ tìm cách giúp đất nước, sau đó thầy đã ở lại và làm việc tại Nhật hơn 46 năm, làm việc cho Liên Hiệp Quốc 16 năm tại Nhật với vai trò là 1 chuyên gia kinh tế nghiên cứu các nền kinh tế phát triển và tư vấn cho các nền kinh tế mới, sau đó thầy quay về VN để bắt đầu xây dựng từng bước về 1 giấc mơ phát triển VN bền vững với 1 nền văn hóa dân tộc sâu sắc, đi liền với nền giáo dục tốt và sự phát triển của khoa học công nghệ).
Trong lúc xã hội đang bị cuốn theo những trào lưu nổi vật trên thế giới, những giá trị dân tộc dần dần bị phai mờ thì bài chia sẽ của thầy như 1 nút nhấn "Pause" cho cả 1 hội nghị gần hơn 400 người gồm nhiều CEOs, CMOs của các công ty lớn trong và ngoài nước ... Mọi người lặng im lắng nghe những chia sẽ của thầy về những kinh nghiệm quý giá mà thầy đúc kết được từ những năm sống và làm việc ở nước ngoài, đến việc thầy hiện thực hóa giấc mơ của thầy tại VN ntn: Từ việc xây dựng trường doanh thương Trí Dũng để đào tạo kiến thức, kĩ năng cho anh em, đến việc thành lập công ty công nghệ cao để nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm công nghệ, rồi đến việc xây dựng khu vườn để lưu giữ lại những bản sắc văn hóa dân tộc tất cả được nằm trọn trong 1 khu viên xanh Minh Tran Garden mà mình cũng đã có dịp được Thầy mời đến chơi vào ngày hôm sau.
Đến gặp Thầy ở nhà sàn trong khu vườn, 1 người đàn ông tóc bạc phơ, mặc 1 bộ đồ giản dị, cả 2 cùng ăn trưa rồi chia sẽ thêm về những suy tư, tâm niệm của thầy về việc phát triển đất nước như thế nào, mình cũng chia sẽ về những tâm niệm của mình trong suốt quá trình mình còn hoạt động tại AIESEC. Mình thấy rất rõ, bản thân người VN rất giỏi và tài năng, thi cuộc thì quốc tế nào cũng đoạt giải cao, hoặc thậm chí bản thân mình khi đi các hội nghị quốc tế thì thấy những ý kiến, tư duy của mình không hề thua kém với các nước bạn chưa kể là còn tốt hơn nhưng vì sao vị trí của VN của mình trên thế giới vẫn còn thua nhiều, xã hội mình cũng còn nhiều khó khăn và bất cập quá, .... Thầy hiểu được những điều mình chia sẽ, và cũng nói 1 câu làm mình hiểu được vấn đề là người Việt mình rất giỏi và mạnh nhưng "Mạnh ai nấy làm" :D đó là 1 cái cũng đáng để suy nghĩ tìm cách giải quyết.
Thầy dắt mình đi dạo hết khuôn viên cơ đồ của thầy, từ khu vườn xanh tươi, đến khu trường học, khu nghiên cứu công nghệ đến xưởng làm bánh, đi kèm với những câu chuyện của thầy làm mình liên tưởng đến câu chuyện Bác Hồ đi tìm đường cứu nước...mình thật nhỏ bé với những thành tựu lớn lao của thấy quá, tuy đã 65 tuổi nhưng thầy vẫn minh mẫn làm thuyền trưởng leo lái còn tàu doanh nghiệp để nới đó ươm mầm cho những giấc mơ phát triển VN bằng nền tảng giáo dục và khoa học công nghệ nhưng vẫn giữ đươc bản sắc dân tộc, hàng ngày thầy vẫn tìm kiếm kết nối cơ hội hợp tác và đóng vai trò như đại sứ kết nối 2 quốc gia Việt-Nhật vậy, hàng tháng thầy đều có mặt ở những hội thảo ở các trường trên cả nước để chia sẽ cũng như truyền cảm hứng cho mọi người về 1 "Giấc Mơ Việt".
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa ... mình đang may mắn sống trong gia đình đầy truyền thống cách mạng và giàu văn hóa, được nghe ông bà nội ngoại kể cho mấy câu chuyện lúc còn chiến tranh phải sống chiến đầu thế nào, rồi dạy cho học chữ Nôm, cho xem những bộ sưu tầm đồ cổ, đưa vào chùa cho học vẽ, tu tâm nuôi dưỡng ý chí từ bé ... đến lúc lớn lên thì được gặp những người làm việc lớn như Bác Triết -Chủ Tịch Nước, bác Dũng xây dựng công trình Đại Nam, đến bây giờ là thầy Dũng những người luôn có những hoài bão lớn, ước mơ và tâm nguyện xây dựng 1 đất nước VN phát triển giàu mạnh và bền vững.
Ngày xưa khi đất nước chưa thống nhất, thì ước mơ lớn nhất của mấy Bác
là ngày đất nước được hòa bình, đến thời đại tuổi trẻ ngày này theo mình
nghĩ, cũng không ít người VN đang ấp ủ và đang từng bước hiện thực hóa ước
mơ của họ cho 1 nước VN phát triển giàu mạnh và vững chắc.
Đã qua rồi thời kỳ cực khổ ngày xưa, mà chúng ta đều phải hiện tại tìm những
hướng đi giải pháp để đưa VN phát triển và vượt qua những thách thức về
vấn đế toàn cầu hóa hiện nay. Đi nhiều mới thấy yêu đất nước mình vô cũng,
đất nước mình có nhiều nơi đẹp tuyệt trần, nhiều nền văn hóa đặc sắc nhưng
bên cạnh đó còn nhiều lắm các vấn đề khó khăn mà xã hội cần phải giải quyết,
người nghèo còn nhiều, tri thức của giới trẻ cũng chưa được chăm lo kỹ,
vùng xâu vùng xa thì học hành k có điều kiện, thành phố thì bất mãn với
nền giáo dục rồi hướng ngoại hết, tệ nạn xã hội .... Vậy mới thấy, cần phải
trân trọng những người lãnh đạo từ những doanh nghiệp nhỏ đến nhà nước đang
chịu dấn thân mình hy sinh đóng góp cho xã hội này ntn.
Mình cũng chưa biết là mình cần phải làm gì, nhưng 1 điều mình biết rất rõ là mình sẽ trao dồi và phát triển bản thân thật tốt để đi bắt cứ đâu, làm ở bất cứ chỗ nào thì mình sẽ hãnh diện là 1 người Việt Nam có những đóng góp có ích cho xã hội và thế giới này.
Cũng chỉ mong cho những bạn trẻ đang làm những công việc được gọi là "Changing The World", "Making impact on society" thì các bạn hãy dấn thân và tâm huyết với những gì mình đang làm vì đó là những giây phút mà các bản trải nghiệm được cảm giác mình sống có ích và sức mạnh tuổi trẻ biến những điều k thể thành có thể là ntn. Cũng như là các anh/chị đang lãnh đạo doanh nghiệp, ấp ủ những dự án phát triển VN xây dựng VN tốt hơn sẽ luôn kiên trì để hiện thực hóa nó ....
Mình cũng có những ước mơ về VN của mình, và cũng sẽ tìm kiếm các cơ hội để kết nối thực hiện những ước mơ đó thành hiện thực để giữ vững nền văn hóa dân tộc, để giới thiệu nền văn hóa này cho cả thế giới, xây dựng những nền tảng giáo dục tốt cho các thế hệ, và phát triển nhiều hơn về khoa học để VN phát triển vượt bật để chúng ta có được 1 tương lai đất nước giàu mạnh và vững bền. Ước mơ sẽ là sức mạnh cho ta đi tới.
"Bi Trí Dũng" sẽ là kim chỉ nam cho mình tôi luyện ...
Để hiểu và có thêm cảm hứng về "Giấc Mơ VN", chúng ta có thể tìm thêm ở đây: http://www.nicd.co.jp/giacmovietnam
N.T.
Bài 13:
Từ trước đến nay, Em luôn thần tượng GS.TS Trần Văn Khê, người đã tạo cho Em niềm tự hào và biết trân trọng những giá trị truyền thông của dân tộc. Nhưng những thông tin đó có vẻ mang tính Hàn lâm hơn.
Hôm nay, Em thật sự rất vui khi được nghe Anh chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của mình về văn hóa, tinh thần dân tộc mà nó một phần có sự gắng kết, liên quan đến lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực mà chúng Em đang theo đuổi. Điều đó đã cũng cố hơn tinh thần dân tộc, cũng như lý luận để chúng Em tự hào đứng trước mọi người để nói cũng như bảo vệ nét đẹp tinh thần Việt Nam.
Vấn đề tiếp theo là Em được nghe Anh nhắc nhiều về khu vườn Minh Trân của mình Em thật sự mong muốn được một ngày đặt chân đến nơi mà Anh đã xây dựng bằng cả tấm lòng của mình, cũng như được nghe những chia sẽ về những vấn đề có liên quan với Anh. Mặc dù biết đây là một chuyện không đơn giản nhưng Em rất mong có dịp để ghé thăm khu vườn của Anh.
Đ.C.T.
Bài 15:
Tại buổi CMO World Forum vừa rồi, em rất xúc động được nghe anh
chia sẻ về những hoài bão xây dựng "Giấc Mơ Việt Nam".
Mặc dù, em được sinh ra trong thời bình và chưa biết được thời
đại của cha, anh mình trải qua kinh khủng như thế nào bằng kinh
nghiệm thực tế mà chỉ qua sách vở, phim ảnh ... nhưng những hiểu
biết đó cộng thêm những lời dạy dỗ của ba, má về đạo làm người,
về lịch sử oai hùng của dân tộc đã giúp em luôn có ý thức về dòng
máu và nguồn cội của mình, để từ đó ý thức về bản thân phải sống
xứng đáng là một người con đất Việt. Em nghĩ "Giấc Mơ Việt
Nam" kết hợp "Kinh Tế Tri Thức" nếu được nhân rộng
ra thì sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội.
T.H
Bài 16: A Letter from Washington
I have had the pleasure of being in Vietnam as the guest of one of my oldest and dearest friends, Mr. Nguyen Tri-Dung, on a visit that I have wanted to make for many years. Tomorrow, sadly, it will be time for me to say 'goodbye', to leave you all, this beautiful garden and lovely country to return to the United States.
First, a heartfelt "thank you" to all of you for your wonderful hospitality, warmth and genuine friendliness. You haven't simply fed me with some of the best food I have ever eaten in my life or looked after my needs out of a sense of obligation. You have made me feel that you are genuinely happy to have me be part of your lives. So, even though I don't know how to speak Vietnamese, I have felt your genuineness, your naturalness, your love of life, your sense of fun and your engaging and even at times impish sense of humor. I see many of these traits embodied in and promoted by this garden, as well as being represented in Vietnamese culture generally.
Second, I would like to give a few impressions about this extraordinary garden, about which I have heard for many years and been learning so much more about since I arrived here. People at least where I come from often think of 'cultivating their garden' when life outside has become too difficult, troublesome or oppressive to handle. Here, it is the opposite: in the ten days of so that I have been with you, I have seen school children, teachers, administrators, businesspeople, stock-brokers, journalists, ambassadors, ministers and many others come through here, enjoying the garden in all sorts of ways. But, whether it be a nine-year-old school girl or an 86-year-old colleague of Ho Chi Minh (both of whom have been here over the past seven days), the garden seems to engender a similar, child-like sense of joy and wonder. In other words, the garden is being used as a way of embracing the world rather than retiring from it, by reminding us all, regardless of age, gender, class, race or nationality of what we have in common and what we all hold so dear: the beauty of our natural world, especially when preserved and enhanced by the care, compassion and loving kindness of those who live in it. Beauty, nature, the giving and receiving of love and the enjoyment of some of the world's best cuisine are aspirations that we all share and go to the very heart of what it means to live a 'good life'.
All of this I have experienced in abundance in your garden and as a result of your hospitality and friendship, as has numerous others. They are common values that remind us that, as members of a common human race, the things that unite us are really so much more fundamental and important than the things that divide us. If we can recognize this, I believe that we can take an important step in the creation of a mindset that could lead to the construction of a more peaceful and self-sustaining world, finally rendering wars, imperialism, colonization, economic exploitation, prejudice based on race or gender, xenophobia and so many of the other issues that have so tragically and devastatingly divided us especially over the last 150 years or so as a thing of the past. While such thinking may seem to some to be at least somewhat idealistic, the fact is that our planet faces a greater danger than ever to its existence as a result of the proliferation of weapons of mass destruction, the pillage of the world's natural resources and the climate change that has largely resulted from all this. This garden is a beacon reminding those that live beyond it that the values incubated inside it must be emulated outside. It reminds us that we have no choice but to reach for our ideals, to stand up for our common humanity and not to let anything stand in the way.
Finally, I would like to say a few words about my friend, Dung. As many of you no doubt know, I am one of his oldest friends, having known him for over thirty years, including a period of five years in Japan under very different conditions to the present. Some of you are probably at least partly aware of the enormity of the political and personal difficulties that he has faced and the sacrifices that he has had to make in order to attain the the position in which you see him now. I cannot stress too much how different things were when we were all sleeping, five-in-a-room in his tiny apartment in Nagoya in the early 1980s. Or how insecure his personal and political future was at that time. One has to know someone like Dung over a long period in order fully to appreciate the complexity and the ups-and-downs of his life story. Ultimately, however, it has been an extraordinary example of triumph over adversity, of the power of the human spirit and of the triumph of hope over fear.
On a personal level, I am so happy to see Dung's hopes and dreams finally coming to fruition. Like the garden that he has built with your assistance, these ideals have always been big, beautiful and mainly for others rather than himself. In addition, I feel that the enormous kindness that you have shown to me to be at bottom a manifestation of the love, respect and admiration that you all (as do I) share for Dung, a man of peace, a man of passion, a person who has never been afraid of speaking his mind, and a true 'citizen of the world' who has never lost his faith in the human race or his belief in the construction of a 'better tomorrow'.
As I leave you, I realize that Tet is only a few weeks away, so I would like to take this opportunity to wish you and those you hold dear all a happy, peaceful and healthy 2013 and express the hope that we will all see each other again sometime soon.
S.S.
--oOo--
Bài 16: Lá thư từ Washington
Không có gì quý hơn là được gặp lại một trong những người bạn lâu năm và thân thiết nhất, anh Nguyễn Trí Dũng, trong chuyến viếng thăm tôi đã ấp ủ nhiều năm nay. Thật đáng tiếc, ngày mai tôi lại nói lời “Tạm biệt”, chia tay tất cả những người bạn mà tôi được gặp tại khu vườn xinh đẹp và đất nước tuyệt vời này lại để trở về Hoa Kỳ.
Trước nhất, tôi muốn nói lời cảm ơn từ tận đáy lòng tới các bạn vì tất cả sự hiếu khách và thân thiện. Không chỉ đơn thuần các bạn đã tiếp đãi những món ăn tuyệt nhất tôi chưa từng biết đến hay mọi sự chăm sóc tận tình, các bạn đã khiến tôi cảm nhận được rằng mọi người thật sự hạnh phúc khi có tôi là một phần trong cuộc sống của các bạn. Vì vậy, tuy không thể trao đổi với nhau bằng tiếng Việt nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự chân thành, sự tự nhiên, tình yêu cuộc sống và hài hước của các bạn. Tôi cảm thấy tính cách đó hòa quyện lại và được thể hiện qua khu vườn này, cũng như tiềm ẩn trong văn hóa Việt Nam nói chung.
Trước khi chia tay các bạn vườn Minh Trân để trở lại Washington, tôi xin chia sẻ một vài cảm nhận, về những điều tôi đã được nghe và học được từ khi đến Việt Nam, về khu vườn đáng yêu này.Trong văn hóa Âu Mỹ, hầu như chúng tôi chỉ suy nghĩ “về làm vườn” khi cuộc sống bên ngoài trở nên khó khăn, phức tạp và khi buồn chán thất vọng. Tại nơi đây, mọi việc đều theo hướng ngược lại: trong 10 ngày tại đây tôi đã thấy học sinh, thầy giáo, các nhà quản lý, doanh nhân, nhà môi giới chứng khoán, phóng viên, đại sứ ngoại giao, bộ trưởng và nhiều người ở nhiều giới khác nhau tới thăm và tận hưởng khu vườn theo nhiều cách khác nhau. Một cô bé 9 tuổi hay là một người bạn 86 tuổi (cả hai đều tới đây trong 7 ngày qua), khu vườn đều tạo cho mọi người sự tương đồng về cảm giác thích thú và ngạc nhiên như một đứa trẻ. Nói một cách khác, khu vườn được sử dụng như một nơi để kết nối cả thế giới này lại, thay vì chạy trốn khỏi nó. Đặc điểm này nhắc nhở chúng ta về sự tương đồng mà ta có, về những điều mà chúng ta trân trọng, bất kể tuổi tác, giới tính, giai cấp, dân tộc hay quốc gia. Đó là vẻ đẹp tự nhiên của thế giới này, đặc biệt là khi được gìn giữ và chăm sóc bằng sự quan tâm, tận tụy và tình yêu của những thành viên của nó. Cái đẹp, thiên nhiên, tình yêu cho đi và nhận lại được giao thoa với những cảm giác hạnh phúc tận hưởng những món ăn đầy hương vị thơm ngon của khu vườn là nguồn cảm hứng mà chúng ta chia sẻ và toàn tâm hướng tới một “Cuộc Sống Tốt Đẹp”.
Tôi rất hạnh phúc với những ngày lưu lại khu vườn phong phú tình bạn,
ấm cúng nồng hậu chân tình, tôi thật sự không biết dùng từ ngữ gì để diễn
tả tất cả những gì các bạn dành cho tôi. Những điều đó nhắc nhở về những
giá trị chung thiết yếu nhất của mỗi thành viên của nhân loại, về sự kết
nối của xã hội loài người chính là nền tảng rất quan trọng hơn là sự chia
rẽ chúng ta. Nếu chúng ta nhận ra điều này, tôi tin đây là một bước quan
trọng trong quá trình tạo ra tư duy mới, tạo ra một thế giới hòa bình và
bền vững. Cuối cùng chỉ có xây dựng được tư duy mới chúng ta có thể giải
quyết những vấn đề về chiến tranh, chủ nghĩa đế quốc, thực dân, sự khai
thác cạn kiệt về tài nguyên, định kiến về giới tính và sắc tộc, sự bài ngoại
và nhiều những vấn nạn khác đã tàn phá và chia rẽ nhân loại hơn 150 năm
qua.
Suy nghĩ này có thể quá lý tưởng, nhưng sự thật là sự tồn tại của hành tinh
chúng ta đang đối mặt với hiểm họa lớn hơn bao giờ hết vì sự phổ biến vũ
khí hủy diệt hàng loạt, tàn phá tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu
là những nguyên nhân chính.
Trong suy nghĩ đó khu vườn này là ngọn hải đăng nhắc nhở cho tất cả chúng
ta rằng những giá trị tiềm ẩn bên trong của cuộc sống phải được nuôi dưỡng,
phát triển và thể hiện thành những giá trị cụ thể trong cuộc sống chúng
ta. Điều đó nhắc chúng ta rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc không
ngừng vươn tới lý tưởng của chính mình, để đại diện cho nhân loại và không
để bất cứ điều gì cản đường chúng ta.
Cuối cùng, cho phép tôi muốn nói vài lời về người bạn của tôi, anh Dũng.
Cũng như các bạn đã biết, chúng tôi biết nhau đã hơn 30 năm qua, bao gồm
quãng thời gian 5 năm tại Nhật Bản trong điều kiện sống khác biệt hoàn toàn
với hiện tại. Chắc ít có ai có thể nhận thức được mức độ của những khó khăn
chính trị và cá nhân mà anh đã phải trải qua và những hy sinh mà anh đã
phải trả để đạt được vị trí mà chúng ta thấy ở anh hiện nay. Tôi không thể
diễn tả mọi thứ đã khác với hiện tại thế nào, khi 5 người chúng tôi cùng
chia sẻ căn hộ của anh Dũng tại Nagoya những năm đầu thập kỉ 80. Hay là
những ưu tư của anh ấy về sự bấp bênh của bản thân và tương lai chính trị
vào thời điểm đó. Phải biết Dũng một thời gian khá dài mới có thể hiểu đầy
đủ sự phức tạp và những thăng trầm trong cuộc đời của anh. Tuy nhiênsau
tất cả những đã qua, tôi có thể kết luận, anh là một mẫu phi thường của
sự chiến thắng số phận chính mình, là hình ảnh sức mạnh tinh thần con người
và chiến thắng của hy vọng đối với sợ hãi.
Với tư cách cá nhân, tôi rất hạnh phúc khi thấy những hy vọng và giấc mơ
của anh cuối cùng đã dần đem lại kết quả. Giống như khu vườn mà anh ấy đã
xây dựng với sự giúp đỡ của các bạn, những lý tưởng của anh luôn to lớn,
hoàn mỹ và luôn vì mọi người hơn là vì bản thân. Hơn nữa, tôi cảm nhận được
ngoài sự quý mến to lớn mà mọi người dành cho tôi từ trong thâm tâm, là
tình yêu, sự kính trọng và ngưỡng mộ mà tất cả các bạn (cũng như tôi) dành
cho anh Dũng, một con người của hòa bình, của niềm đam mê, một người không
sợ nói ra những suy nghĩ của mình, một công dân thực thụ của thế giới những
con người chưa bao giờ mất niềm tin vào nhân loại hay niềm tin vào sự kiến
tạo của một “Ngày mai tốt đẹp hơn”.
Khi chia tay các bạn, tôi nhận ra chỉ còn một vài tuần nữa là đến Tết, nên
tôi muốn nhân cơ hội này, xin thân chúc tất cả các bạn và người thân, một
năm mới tốt đẹp, hạnh phúc, tràn đầy sức khỏe. Tôi mong sẽ có dịp gặp lại
các bạn trong một tương lai không xa.
S.S.
Bài 17: Thư cảm ơn và chia sẻ của một người trẻ
Em muốn cảm ơn Anh về những gì Anh đang làm. Một cách nào đó, Anh đã và
đang đánh thức "cái hồn" của tụi trẻ bọn Em, từ những gì Anh tâm
huyết (tuổi trẻ hãy cứ dấn thân, sách, dự án Giấc mơ Việt Nam, vườn Minh
Trân,...).
Em viết email với vai trò là một người trẻ cũng đang muốn làm điều gì đó
như Anh cách đây hơn 40 năm. Em thấy mình may mắn vì có cơ hội gặp Anh,
và Em mong chia sẻ và hình ảnh của Anh có thể đến rộng hơn các bạn trẻ giống
Em.
Ngoài công việc hiện tại, Em đang cộng tác cho một vài tổ chức phi lợi nhuận,
có cơ hội được tiếp xúc với các bạn sinh viên và những người trẻ hiện nay.
Em ước các bạn cũng có cơ hội gặp Anh, được Anh "truyền lửa",
"đánh thức" một cái gì đó gọi là ý thức người trẻ. Em tin ít nhiều
nó sẽ giúp định hình rất tốt cho tương lai tụi Em và cộng đồng, đất nước.
T.L
Bài 18:
Kính chào Chú,
Cháu là Khoa, hiện là sinh viên kỹ thuật Bách Khoa. Đã có dịp cháu được vào khu vườn Minh Trân của chú nên đã có cơ hội quý báu được nghe những chia sẽ tích cực từ chú, đặc biệt là khi xem câu chuyện về "46 năm ở Nhật và Giấc mơ Việt Nam" trên HTV9.
Câu chuyện đã vun đắp thêm những tình yêu, cảm xúc sâu lắng bên trong về cuộc sống- đất nước ta trong cháu nhiều hơn. Cháu thật ngưỡng mộ về giấc mơ Việt Nam và những điều chú đã làm cho đất nước Việt Nam ta.
Là thế hệ trẻ, cháu cũng ấp ủ thực hiện giấc mơ sàn giao dịch hàng hóa
hiệu quả như sàn giao dịch Tocom của Nhật Bản để góp sức nhỏ của mình vào
việc đưa nền nông nghiệp Việt Nam lên tầm cao mới. Cháu sẽ phấn đấu nhiều
hơn nữa để thực hiện được giấc mơ của mình như Chú.
Cháu Cảm ơn Chú rất nhiều vì đã chia sẻ và truyền những khát khao, cảm xúc
tích cực sang cháu. Cháu chúc khu vườn Minh Trân, những cành đào và giấc
mơ Việt Nam của Chú ngày càng thêm phát triển, lan rộng, và "đơm hoa
kết trái" ạ.
Kính chào Chú.
Thân.
Cháu Khoa.
TNK
Bài 19:
Chào chú ạ,
Con cảm ơn chú vì đã tạo điều kiện cho cháu đến thăm quan vườn nhà chú và
được dùng bữa ăn tối và được thưởng thức Đêm nhạc ấm áp, lãng mạn ở khu
vườn Minh Trân thơ mộng.
Qua buổi tham quan, cháu đã lắng nghe và học hỏi được nhiều điều từ chú.
Từ khâu chuẩn bị từ trước (qua fanpage facebook) cho đến chăm sóc khách
mời trong suốt chương trình. Cháu cảm ơn chú rất nhiều. Mong rằng, cháu
sẽ có thêm dịp được đến thăm quan khu vườn Minh Trân của chú và lắng nghe
những trao đổi, những hệ quy chiếu mới trong cách nhìn về trong cuộc sống
ạ.
Cháu cũng đã lắng nghe những lời gửi gắm, sự quan tâm của chú dành cho cháu.
Trong thời gian tới, cháu sẽ nỗ lực trao đổi cùng với các "mentor"
để giải quyết hướng đi và tìm cách thực hiện hóa giấc mơ về Nông Sản Việt
Nam của mình. Con cảm ơn chú lần nữa ạ.
Chúc chú và gia đình sức khỏe, và thêm nhiều niềm vui.
Thân
Cháu Khoa.
TNK
Bài 20: Cần phải sống với một tinh thần mới, một tinh thần rộng mở để bước vào thế giới đồng thời đừng quên định vị bản thân
ADLT
Tôi nhớ đến một ngày hè xa xôi, cũng tại khu vườn xanh mát này, các tài liệu cảnh báo từng hơn một lần được trình chiếu. Đó là hiện tượng nhiệt độ trái đất nóng dần lên, sự tan chảy của những khối băng khổng lồ, mực nước biển dâng cao, các trận lụt lịch sử ở nơi chẳng ai có thể ngờ tới và bộ mặt hung hãn của những trận thiên tai trên toàn cầu làm hàng chục nghìn người thiệt mạng. Thật khó tin vì sau cuộc gặp ngày 7/3/2011 ít hôm, tất cả chúng tôi bàng hoàng đón nhận tin động đất sóng thần khiếp đảm giáng xuống Nhật Bản, tâm chấn là Sendai. Chiều ngày 11/3 ấy, chỉ loáng một cái, 27.000 người thiệt mạng, mất tích. Tôi xót lòng thấm thía sự bé nhỏ của con người trước thiên nhiên.
Tốt nghiệp và đi làm được 5 năm, một khoảng thời gian chưa đủ dài, cũng không hẳn là quá ngắn. Những chuyến đi, các cuộc gặp gỡ xuất phát từ công việc nhiều vô kể, tôi có lẽ chẳng tài nào nhớ hết. Thế nhưng, ánh hào quang mà tôi không thể nào quên từ nghề nghiệp của mình là những bài học mới mẻ, dài vô tận và có sức ám ảnh không ngôn từ nào diễn đạt nổi. Một trong số đó là cuộc hội ngộ tại Vườn ươm giấc mơ Minh Trân và người đã dày công tạo dựng nó: Thầy Nguyễn Trí Dũng.
Từ Minh Trân, tôi đã được mở mắt, được tái tạo. Từ Minh Trân, tôi bắt đầu chuyến hành trình tái cấu trúc lại toàn bộ tư duy, khát vọng của mình. Cũng từ Minh Trân, tôi thấy trái tim mình rộng mở, tâm trí mình sáng suốt và có vẻ như dù tôi vô cùng nhỏ bé nhưng lại mạnh mẽ hơn trước đây rất nhiều. Đến Minh Trân, mọi thứ bụi trần rũ sạch, nhìn nắng lung linh, nghe chim hót ríu rít, cây xanh ôm ấp tâm hồn mình, hoa tươi hồn nhiên hàm tiếu. Đến Minh Trân, tiêu xài vài giờ đồng hồ ngắn ngủi để nhận về bài học sống động về hiện thực, về cuộc đời thật trị giá trăm năm thậm chí là mãi mãi. Đó có lẽ là lý do tôi chưa bao giờ nén nổi ham muốn được ghé thăm và ném mình vào một góc của khu vườn này. Nhưng trên hết, vì ở đó có Thầy, một người dẫn dắt, nhóm lửa, một người anh, người cha và hơn hết là một người bạn lớn mà vòng quay may rủi, bất tận của cuộc đời vô tình cho tôi cơ hội được gặp gỡ.
Tôi nhớ đêm trước của ngày thứ sáu 5/3/2011, tôi đã thức khuya nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bài vở của ngày thứ năm, chỉ để được thỏa lòng háo hức đến Minh Trân, ngồi một góc nghe và nhìn Tiến sĩ Vật Lý, bà Cécile Dewitt Morette nói chuyện. Hôm ấy, tôi nhận lấy một cú sốc nặng, không phải vì Morette là nhà khoa học có sự nghiệp nghiên cứu xuất chúng. Hơn hết thảy, tôi sốc vì được gặp một nhà khoa học bằng xương bằng thịt ở cái tuổi xấp xỉ 90 nhưng sống động, năng lượng tràn trề như thanh niên.
Bà Morette đã nói với chúng tôi nhiều thứ: Vật lý, Lượng Tử học, Toán học, khoa học nói chung và thậm chí là một ít quan điểm của bà về tôn giáo dưới cái nhìn biện chứng. Thế nhưng, những thứ mà tôi hiểu đơn giản chỉ là, không có gì đủ cho khoa học, phải thoát ra khỏi cái hộp chật chội, mang một tâm hồn rộng mở vào thế giới và luôn sẵng sàng cho mọi kế hoạch của đời mình. Nguồn năng lượng mà bà Morette có chỉ có thể tóm tắt bằng cụm từ Tình yêu chân chính và trong sáng nhất. Bà đã mang thứ tình yêu ấy hiến cho khoa học. Có lẽ, sức mạnh của bà nằm ở chỗ đó. Nếu như ai cũng cống hiến bằng tinh thần như bà Morette đã làm thì cuộc sống này sẽ tuyệt biết bao. Tôi đứng ở một góc phòng nhìn bà với cặp mắt thán phục xen lẫn ngưỡng mộ. Lúc ấy, tôi đã nghĩ liệu mai này mình có cái ngày 89 tuổi như thế hay không? Và liệu từ lúc này, những người trẻ như tôi bám đuổi cái đích đến vô tận của bà Morette thì có kịp không? Rồi tôi hiểu ra, bức thông điệp của bà không phải là đích đến mà là quá trình, là từng chặng đường bà đã nỗ lực làm việc.
Cũng trong buổi sáng hôm ấy, chúng tôi được nghe Nicolette K. Dewitt, Luật sư Ngân hàng Thế giới, con gái của bà Cécile Dewitt Morette tâm sự rất chân thành. Dewitt dành phần lớn thời gian trò chuyện để nói về những bài học mà cô đã tìm thấy từ chính gia đình mình. Về lý do tại sao cô trở thành luật sư chứ không phải là nhà khoa học. Về câu chuyện của bà mẹ, sinh ra và lớn lên trong thời buổi loạn lạc nhưng vẫn giữ vững tình yêu khoa học dù cuộc sống có nhiều lúc khó khăn; giữ vững lập trường dù từng bị gia đình ngăn cản hôn nhân; mạnh mẽ chọn con đường riêng đến nước Mỹ; luôn ý thức trách nhiệm cao độ với lời hứa trở về nước Pháp và kiên trì thành lập một trường dạy nghiên cứu khoa học. Bức thông điệp đanh thép nhất mà cô Dewitt gửi đi là “Nerver says you can’t do”. Tôi đã bám lấy câu nói ấy như một thứ bùa phép, như thể đó chính là mảnh ván còn sót lại của chiếc tàu bị vỡ giữa biển khơi. Tôi đã cười tinh nghịch với chính mình rằng đừng bao giờ nói ta không thể làm.
Cách hành xử của cô con gái và bà mẹ phương Tây gieo vào lòng tôi nhiều suy tư. Họ yêu nhau đấy nhưng không có sự lệ thuộc. Dewitt thể hiện rõ rằng yêu bố mẹ mình nhưng phải có con đường mới của riêng mình. Mẹ con bà Morette độc lập và tự chủ trong từng suy nghĩ, từng quan điểm. Họ làm tôi nhớ đến quan niệm Á Đông (trong đó có Việt Nam), rằng áo mặc sao qua khỏi đầu, rằng con cái dưới quyền cha mẹ… mà buồn. Chân lý chính là, mỗi người phải đi con đường riêng và tự chịu trách nhiệm, chẳng ai có thể sống thay ai cả, dù cho đó là bố mẹ, anh em của mình.
Một buổi sáng 7/3/2011 cũng ở Minh Trân, chúng tôi được thức tỉnh bằng cụm từ Quản trị tương lai. Tôi thấy nhức nhối với những thống kê về biến động tiền tệ, diễn biến tỷ giá đồng USD, biểu đồ tăng giá vàng trong vòng 80 năm qua và tình trạng báo động về biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong 30 phút ngắn ngủi lắng nghe, tất cả chúng tôi nhận về bài học của nhiều thế hệ, có vị chát đắng bên cạnh những tiếng thở dài bất tận.
Tôi lục tìm trong tâm trí mình nhiều câu hỏi. Tại sao Việt Nam không đầu tư dài hơi cho nông nghiệp, thế mạnh của một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều đồng bằng màu mỡ mà lại đổ hàng đống tiền vào Vinashin? Tại sao mức lãi suất cho vay mà ngân hàng thế giới quy định cho Việt Nam đã tăng lên (thăng bậc) nhưng đời sống của đại bộ phận người dân vẫn nghèo? Nông dân không còn ruộng đất thì nông nghiệp sẽ đi đâu về đâu? Môi trường sống hiện nay với những thiên tai kinh hoàng xuất hiện khắp nơi đã chuyển đến chúng ta bức thông điệp gì? Những dòng kênh đen kịt ở TP HCM sẽ đi về đâu khi ý thức của mọi người vẫn còn là nỗ lực có giới hạn?
Cũng tại Minh Trân, lần đầu tiên trong đời, tôi tiếp cận một bài học mới mẻ: CEO là gì (What is the CEO?). Khái niệm CEO với tôi nghe có vẻ xa xỉ, sang trọng đến độ không cần thiết, vì tôi chưa bao giờ kinh doanh thực sự, đừng nói gì là làm lãnh đạo cấp cao của một doanh nghiệp. Thế nhưng, tôi ngộ ra, tôi cần phải là một CEO đúng nghĩa của cuộc đời mình. Mỗi CEO cần phải nhín một chút thời gian vui chơi, hưởng thụ, tiết giảm lòng ích kỷ để tư duy, suy nghĩ và hành động thiết thực hơn cho tương lai, cho cộng đồng. Đừng để lặp lại tình trạng nhà nhà làm bất động sản, ai ai cũng mua chứng khoán, cả làng say mê trữ USD; hãy làm sao mỗi người đều có chỗ đứng của mình, đều hăng say lao vào những nghiên cứu chuyên sâu, tìm tòi, phát minh, sáng tạo cho bản thân, cho gia đình và những người xung quanh. Và tôi thấu hiểu, một CEO chính hiệu luôn phải biết rằng, làm giàu là thiết thực nhưng tài sản quý giá nhất là con người.
Một lần nữa, tôi thầm đọc lại câu nói của Nicolette K. Dewitt: “Who we are and what we are about” gửi tặng khi cô kết thúc bài thuyết trình về Ngân hàng Thế giới. Câu nói ấy với tôi như một lời răn dạy, cần phải sống với một tinh thần mới, một tinh thần rộng mở để bước vào thế giới đồng thời đừng quên định vị bản thân. Tôi giữ chặt những chìa khóa mà mình được tặng ở Minh Trân và tin rằng, đó là những tài sản vô giá mà tôi có trong chuyến hành trình dài của đời mình.
Bài 21:
N. (R.) P.
Forgive me for not writing to you earlier about my visit and stay in Vietnam.
Each moment of my stay placed me in an awe-inspired state that made me think,
understand and experience the greater wisdom which exists among people whom
you come to know for the first time. Such was my meeting with Anh Dung who
brought thoughts in to my mind that, through our persistence, will bring
to fruition our dreams for the Mekong Delta.
My visit to Minh Tran Gardens was surreal, making things seem so easy in
a real way, if only one tried, to sustain oneself in the presence of vast
unknown uncertainties. Just by walking in to Minh Tran Gardens and out showed
this like night and day.
WOW! How Anh Dung could single-handedly create a micro-farm that can fully
support itself, deeply impacted my own understanding of our environment.
He showed that truly nothing is impossible. I have come back thinking that
we will do this together with Anh Dung for the Mekong Delta Region.
Both Khuyen, my wife and FiFi, my only daughter had the most memorable time
at Minh Tran Gardens. FiFi's diary entry described it as "hard to imagine
in busy Saigon". Thanks again for your warm hospitality.
My trip to Vietnam was an awakening!
Minh Tran Garden is a model for sustainability in more ways than one can
imagine. It serves as a building block for creating ecological systems that
bring harmony in all aspects of one's life. There is peace and tranquility
where one wishes, and there is place to put one's Mind to work and create
something new.
I cannot help but compare Anh Dung with Thomas Edison as an inventor, educator,
and promoter of thoughts towards creating Greener than Green environments!
I am inspired by Edison's inventions and how one individual could think
and invent over two thousand ideas that any one cannot imagine. As a researcher,
I am struggling with one! This shows how much mental energy we must expend
in achieving our dreams in the Mekong Delta.
If it is a mountain to climb, we will climb this together with Anh Dung
I am engaged in preparing a Small-Business Technology Transfer Innovative
Research proposal. Commercialization plan for hydropower is a key to the
selection and receiving the award.
I have come to understand that our idea can be commercialized if the development
is centered on creating Green environments that offer sustainability in
all aspects of life.
We could jointly float a company in this regard! Just a thought.
Best wishes for the New Year.