Ngày 11/03/2011 vừa qua, cả nước Nhật rung động
bàng hoàng vì thảm họa động đất cấp 9 và Tsunami xảy ra tại vùng
đông bắc Tohoku (gồm các tỉnh Iwate, Miyagi, Fukushima và Ibaragi),
đến thời điểm hiện nay ước tính có hơn 27.000 người đã thiệt mạng
và mất tích.
Đến nay, những cơn địa chấn cấp 5 đến cấp 7 vẫn liên tục xảy ra
hàng ngày tại nhiều địa phương. Bên cạnh thảm họa thiên tai, Nhật
Bản đang phải đối mặt với thảm họa hạt nhân tại Fukushima, do chưa
giải quyết khắc phục được sự cố phát tán phóng xạ tại nhà máy điện
hạt nhân đe dọa và ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống nhân dân không
phải chỉ riêng tại Nhật Bản mà cả vùng Đông Á.
Có thể nói nhân dân toàn thế giới vừa bàng hoàng trước những hình
ảnh thảm họa, những tổn thất mất mát có thể gọi là tồi tệ nhất trong
lịch sử loài người “nghìn năm một thuở”, nhưng cũng đầy kinh ngạc,
thán phục khi phát hiện giá trị văn hóa cộng đồng của người dân
Nhật Bản trước thái độ “trật tự, đàng hoàng” của mỗi người dân tuy
đang phải gánh chịu tất cả những đau thương, mất mát lớn nhất mà
con người có thể kham nổi.
Chúng ta rút được bài học
gì qua triết lý phát triển của Nhật Bản?
Tác động đến tương lai của chúng ta như thế nào?
Đây cũng là đề tài của buổi sinh hoạt giao lưu chuyên đề
“Cơn địa chấn lịch sử TOHOKU, Nhật Bản
- Ý nghĩa và tác động”
Thời gian : 15:00 - thứ Bảy, ngày 02/04/2011
Địa điểm : Vườn Minh Trân - 51 Cống Lở, P.15, Q. Tân Bình, Tp.HCM
|