Go Link Main Sài Gòn Doanh Nhân Sài Gòn Giải Phóng Tuổi Trẻ Thanh Niên Người Viễn Xứ Other News

Back
Honda Soichiro – Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới (*)
Bài 1: Đứa con người thợ rèn
SGGP:: Cập nhật ngày 01/01/2007 lúc 16:49'(GMT+7)

Vào khoảng năm lớp hai hoặc lớp ba, một hôm trên đường về nhà tôi nghe nói có một chiếc xe ô tô chạy về làng. Tôi quên hết mọi việc, phi như bay về và thấy một chiếc xe bọc vải lều bò ọc ạch trên con đường chật hẹp của làng quê. Đó là lần đầu tiên tôi thấy xe ô tô.

  • Ám ảnh máy móc và động cơ

Tôi sinh năm 1906 tại làng Komei, quận Iwata, nay là thành Tenryu, thuộc thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka. Cha tôi làm nghề thợ rèn. Tôi lớn lên với tiếng phì phào của ống thổi lò và âm thanh chan chát của tiếng đe, tiếng búa. Là trưởng nam trong gia đình, thường ngày tôi cõng em gái tôi đến trường và giúp cha đạp ống thổi lửa.

Thời thơ ấu ông Honda đã ham thích trở thành phi công máy bay Neils Smith.

Từ khi chưa được đi học, tôi đã rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

Về cơ bản tôi khéo tay và rất tự tin khi làm mọi việc nhưng lại không có khả năng thể hiện bằng chữ nghĩa.

Khi tôi đọc sách, mọi thông tin vào đầu tôi rất chậm nhưng khi xem tivi bằng tai và mắt thì tôi cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn nhiều. Cho đến giờ, tôi vẫn nhớ lần đầu tiên làng tôi có đèn điện.

Lúc đó tôi vô cùng cảm phục những chú thợ điện mang túi đồ nghề kềm, tuốc-nơ-vít cột ngang lưng trèo lên nối dây cáp. Với tôi đó là hình ảnh những anh hùng.

Vào khoảng năm lớp hai hoặc lớp ba, một hôm trên đường về nhà tôi nghe nói có một chiếc xe ôtô chạy về làng. Tôi quên hết mọi việc, phi như bay về và thấy một chiếc xe bọc vải lều bò ọc ạch trên con đường chật hẹp của làng quê. Đó là lần đầu tiên tôi thấy xe ô tô.

Chắc khó ai hiểu được sự cảm kích này của tôi. Khi xe dừng lại, dầu nhểu ra có mùi đặc biệt rất khó tả. Tôi dí mũi xuống mặt đất, lấy tay quệt quệt vào dầu, hít đầy lồng ngực. Rồi trong tôi chợt nảy ra một ước mơ rất trẻ con “ Biết đâu, lúc nào đó mình cũng làm được chiếc xe này nhỉ”.

Mùa thu năm 1914 (Taisho 3), khi đang học lớp hai, tôi nghe nói có cuộc biểu diễn máy bay ở liên đội bộ binh Hamamatsu, cách nhà khoảng 20km.

Từ trước tới giờ, nói đến máy bay tôi chỉ được xem bằng tranh vẽ chứ chưa bao giờ nhìn thấy tận mắt. Biết là có nài xin, cha tôi cũng không cho phép, nên trước đó vài ngày, chọn lúc cả nhà không ai để ý tôi lén lấy 2 xu (sen) để làm tiền lộ phí.

Rồi ngày đó đã đến, tôi giả bộ bình thản lén lấy xe đạp của cha tôi đạp một mạch đến Hamamatsu. Tất nhiên là tôi trốn học. Lần đầu tiên tôi được thấy máy bay thật và vô cùng cảm kích khi thấy chiếc Neils Smith bay lên.

Hình ảnh người phi công của chiếc máy bay Neils Smith với vành nón lật ngược ra phía sau, đeo kính bay trông thật hùng dũng. Ấn tượng này giải thích lý do tại sao sau đó tôi vẫn thường đội ngược cái mũ học trò.

Trước khi đi tôi biết sẽ phải nhận lấy sự giận dữ của cha tôi khi về đến nhà. Lúc đầu cha tôi rất giận nhưng khi biết tôi đã đi xem máy bay ông lại rất vui và hỏi: “Mày đi xem máy bay thật à?”.

  • Sao phải phân biệt nhau vì tiền?

Rất nhiều người biết xe Honda nhưng ít ai biết cha đẻ của nó - Honda Soichiro là ai? “Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới” là cuốn sách để trả lời cho câu hỏi ấy.

Theo bảng điều tra xếp hạng về “Nhân vật kinh tế thế kỷ XX của Nhật Bản” do Thời báo Kinh tế Nhật Bản 
(Nihon Keizai Shimbun) tiến hành cuối năm 2000 thì Honda Soichiro là nhân vật được yêu thích thứ hai sau ông “thần kinh doanh” Matsushita (người sáng lập Công ty điện máy Matsushita National).

Bí quyết để được mọi người yêu mến của ông Honda không chỉ là câu chuyện thành công của một người thợ sửa xe ô tô bình thường xây dựng nên đế chế Honda vĩ đại mà đằng sau câu chuyện thành công ấy là vô số những tình tiết đầy ắp tình người, rung động mọi trái tim.

Một chuyện khác, ở gần trường tiểu học của tôi có chùa Thanh Hải (Seikai), dân làng ở đây thường canh tiếng chuông chùa để nghỉ ăn trưa.

Một ngày nọ, trong khi đang trốn học đi chơi tôi bỗng thấy bụng đói cồn cào không chịu được, tôi bèn leo lên bệ chuông, đánh boong boong vào chuông chùa, báo hiệu giờ chính ngọ.

Nghe vậy, nhà trường và cả làng đều chỉnh lại đồng hồ sớm hơn theo giờ “đói bụng” của tôi. Còn tôi, chạy băng về nhà và có cơm trưa ăn ngay.

Sau này, mọi người đều biết là do tôi nghịch phá nên đã cho tôi một trận đòn nhừ tử.

Nhưng cậu bé nghịch ngợm, phá làng phá xóm như tôi cũng có nhiều chuyện khổ tâm và tủi thân. Vì nhà nghèo nên quần áo của tôi rất ít.

Tôi lại hay dùng tay áo để chùi mũi nên vải chỗ này khô cứng lại như mủ nhựa. Kế bên nhà tôi lại là gia đình giàu có, khá giả.

Đến tháng 5, vào dịp Tết con trai thì có trưng bày  những búp bê hình dạng hiệp sĩ Samurai của Nhật như  “Benkei”, “Yoshitsune”. Tôi thích thú muốn được xem, nhưng khi đến nhà đó thì bị đuổi về.

Cho đến tận hôm nay tôi vẫn không quên cảm giác tủi thân ngày ấy và nhiều khi vẫn tự hỏi: “Tại sao con người có thể phân biệt đối xử với nhau chỉ vì có tiền hay không?”.

Cảm giác ấy ăn sâu vào người tôi nên cả cuộc đời tôi không bao giờ chấp nhận và loại bỏ tất cả mọi hành vi đối xử phân biệt con người trên cơ sở tiền bạc. Suy nghĩ này cũng xuyên suốt trong sự nghiệp kinh doanh của tôi.

Sau khi tốt nghiệp Trường tiểu học Jinjou, tôi tiếp tục học ở Trường trung học Futamata. Sau khi tôi tốt nghiệp trung học thì cha tôi đã chuyển từ nghề thợ rèn sang kinh doanh xe đạp.

Nhờ đó, tôi có nhiều dịp được đọc những tạp chí “Thế giới xe” và có một ngày tôi tình cờ đọc được mục quảng cáo cần tuyển thợ của “Thương hội Ato” -  một xưởng sửa chữa xe ôtô ở Tokyo.

Người dịch:  NGUYỄN TRÍ DŨNG

(*) Sách do Trung tâm Sách và xuất bản Báo SGGP kết hợp với trường Doanh thương Trí Dũng và NXB văn hóa Sài Gòn xuất bản.

Top


Bài 2: Từ chú tiểu thành vị thánh
Bài 3: Hai lần thoát chết
Bài 4: Giấc mơ mang tên “Dream”
Bài 5: Chinh phục những đường đua thế giới
Bài 6: Rút lui khi ở đỉnh cao quyền lực
Bài 7: Hành trình cảm tạ

More information:
  • Sài Gòn Giải Phóng Online