“Khả năng hợp tác ngành công nghiệp nhựa
Việt Nam – Nhật Bản” - lần 1
(Workshop of "Vietnam - Japan Plastic Industry Cooperation" - 1st)
20 October, 2008
Workshop
of "Vietnam - Japan Plastic Industry Cooperation"
1st - 2nd - 3rd
- 4th - 5th
Training Workshop for Plastic Industry’s Technician
1st - 2nd
- 3rd - 4th
- 5th - 6th
Nhân dịp Hiệp hội nhựa Katec – Nhật Bản sang thăm và làm việc tại Việt Nam ,Trường Doanh Thương Trí Dũng và
Công ty Minh Trân đã tổ chức buổi sinh hoạt giao lưu chuyên đề:
“Khả năng hợp tác ngành công nghiệp nhựa
Việt Nam – Nhật Bản”
với mục đích tạo cầu nối với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm của Nhật Bản để phát triển hiệu quả hơn trong những cơ hội chuyển giao
Công nghệ từ Nhật Bản.
Sản lượng nhựa
1) Số lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới được ước tính khoảng 240.000.000 tấn, số lượng thép là 1.000.000.000 tấn nhưng nếu tính về tỷ trọng sử dụng thì số lượng nhựa được sử dụng lớn hơn thép rất nhiều. Riêng Châu Á, lượng nhựa tiêu thụ chiếm 50% số lượng toàn thế giới và tỷ lệ này tiếp tục gia tăng hàng năm so với Âu Mỹ.
2) Ở các nước, nhu cầu tiêu thụ nhựa chênh lệch nhau, đây cũng được xem là thước đo đánh giá trình độ phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nước đó. Hiện nay, lượng nhựa tiêu thụ trên đầu người ở Singapore là 100kg, Nhật Bản 90kg (11.000.000 tấn), Trung Quốc 35kg (45.000.000 tấn), Thái Lan 42kg (3.000.000 tấn), Việt Nam là 25kg (2.000.000 tấn) và Ấn Độ là 9kg (10.000.000 tấn). Nhu cầu sử dụng của Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm, các sản phẩm nguyên liệu bao bì ( chai PET, màng nhựa …) , sản phẩm gia dụng hằng ngày như xô chậu, ống nhựa PVC, PE, ống nước, ống túyp bọc nhựa, ống nhựa bọc dây điện , các thiệt bị văn phòng, linh kiện xe ô tô…
3) Khả năng phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam có thể được đánh giá có mức độ phát triển chậm hơn Trung Quốc 10 năm, so với qúa trình phát triển 60 năm của Nhật Bản và 30 năm của ngành Công Nghiệp Nhựa Trung Quốc. Điều tra qúa trình phát triển ngành công nghiệp nhựa Thái Lan cũng là một tham khảo đang quan tâm.
4) Phân tích nhu cầu sử dụng nhựa, nguyên liệu bao bì chiếm 33%, vật liệu xây dựng 25%, linh kiện công nghiệp (xe ô tô, điện gia dụng…) 16%, đồ dùng văn phòng 4.5%, sản phẩm sinh hoạt gia dụng 3%, nông nghiệp 2.5%, những lãnh vực khác 16%.
Trong đó, nhu cầu lớn nhất là nguyên liệu bao bì, màng nhựa, tấm phiến … Nguyên vật liệu ngành xây dựng như ống PVC, ống PE, vật liệu nền nhà, trần nhà , vách ngăn, thiết bị nhà vệ sinh, bồn tắm…Sản phẩm gia dụng như bàn, ghế, xô chậu…
5) Gợi ý đóng góp ngành công nghiệp nhựa Việt Nam
- Thực hiện kế hoạch trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng. Phát triển hệ thống cấp thoát nước (ống nhựa PVC, ống PE)
- Hệ thống cấp nước trong nông nghiệp, ống cấp nước, ống túyp bọc nhựa, ống nhựa bọc dây điện
- Nguyên liệu bao bì như màng nhựa PE, PP , chai nhựa, hộp đựng cơm, ly chén ….
- Phổ biến sản phẩm nhựa gia dụng hằng ngày trong gia đình (cải thiện màu sắc, kiểu dáng)
- Nghiên cứu, khai thác các sản phẩm chịu nước …. Nhà vệ sinh, sử dụng nước mưa
- Cải tiến nguyên vật liệu cho nhà ở: nước mưa, sàn nhà, khung cửa, vật liệu hợp thành
- Chế tạo nhựa tổng hợp, chế tạo nhuộm màu, tái sử dụng pallet…
- Gia công tái sử dụng, xí nghiệp hoá chế phẩm hỗn hợp nhựa-gỗ, bột tre ( từ Trung Quốc sang Việt Nam)
- Cao độ hoá sản nghiệp kim loại
- Phát triển kỹ thuật gia công nhựa ở các cơ quan nghiên cứu chính phủ, trường Đại học.
6) Đề xuất của các chuyên gia kỹ thuật liên quan đến nhựa Nhật Bản
- Đề án sử dụng hiệu quả kim loại tạo chân không, …?, máy đúc kim loại cũ những đồ dùng hằng ngày.
- Chỉ đạo kỹ thuật dies, chỉ đạo kỹ thuật gia công đúc ép kim loại như pallet, ống…
- Kỹ thuật đúc ép kim loại, chỉ đạo kỹ thuật chế tạo kim loại
- Chỉ đạo kỹ thuật hình thành chân không, chế tạo blow, vận hành đối với cách gia công nhựa thích hợp với sản xuất lượng nhỏ đến trung bình với quy mô lớn.
- Trao đổi chuyển giao kỹ thuật: kỹ thuật tổng hợp, kỹ thuật phối hợp nhựa
- Thúc đẩy gia công sản xuất OEM, đẩy mạnh nghiên cứu
|
Tham quan Công ty Fukuyama Gosei - Khu CN Amata (20 Oct. 2008) |
|
|
|
Tham quan Công ty Muto Seiko - Khu CN Biên Hòa II (20 Oct. 2008) |
|
|
|
|
|
Tham quan Công ty KTC Việt Nam - Khu chế xuất Tân Thuận
(20 Oct. 2008) |
|
|
|
|
Tham quan Trung tâm triển lãm & hội nghị TP. HCM (21 Oct. 2008) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hội thảo ngành nhựa Việt - Nhật tại Minh Trân (21 Oct. 2008)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|