Trường Doanh thương Trí Dũng
– Cầu nối vững chắc của sự hợp tác, chuyển giao công nghệ nhựa Nhật
Bản cho Việt Nam
Ngành công nghiệp nhựa là một trong những ngành quan trọng trong
cơ cấu công nghiệp quốc gia, hiện đang phát triển nhanh tại Việt
Nam. Tốc độ tăng trưởng trung bình 10 năm nay khoảng 15 – 20%/ năm.
Từ năm 2000, ngành duy trì tăng trưởng cao do sức tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu khẩu tăng mạnh, góp phần thúc đẩy đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nhựa Việt Nam vẫn
còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, kỹ thuật nên các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội hợp tác với
các đối tác liên doanh, chuyển giao công nghệ sản xuất công nghệ
cao.
Đọc tiếp
Ẩn đi ...
Với mục đích tạo cầu nối hợp tác phát triển, thúc đẩy cơ hội chuyển
giao công nghệ từ Nhật Bản và để chuẩn bị thực hiện chương trình
tư vấn kỹ thuật sản xuất ngành công nghiệp nhựa tại Việt Nam, từ
năm 2008 Trường Doanh thương Trí Dũng đã thực hiện nhiều chương
trình sinh hoạt giao lưu với chuyên đề: “Chương trình hợp
tác tư vấn – Đào tạo cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam”
với sự phối hợp của:
. Câu Lạc Bộ Hợp Tác Nhật - Việt (JAVIP
Club: Japan - Vietnam Partnership Club)
. Tổ chức ITPC (Trung tâm Xúc tiến Thương Mại &
Đầu Tư Tp. HCM).
. Tổ chức ATCN (Asia Technology Cooperation Network)
. Tổ chức JAVITAN (Japan-VietNam
Technology & Agriculture Cooperation Network)
Vườn ươm giấc mơ Việt Nam - Minh Trân là địa điểm quen thuộc thu
hút nhiều đại diện doanh nghiệp, đoàn thể cá nhân quan tâm sự nghiệp
phát triển đất nước trên nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Phương
châm của chương trình là tạo cơ hội tốt để các Doanh nghiệp Vừa
và Nhỏ Việt Nam được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm đối
tác. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã thực sự
cải tiến công nghệ sản xuất và mở rộng đối tác sau khi tham dự chương
trình này.
Ngoài ra, Trường Doanh thương Trí Dũng còn tổ chức cho các Đoàn
chuyên gia nhựa Nhật Bản tham quan sản xuất tư vấn kỹ thuật các
doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
lân cận. Và ngược lại tổ chức cho các doang nghiệp nhựa Việt Nam
tham quan các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam
nhằm tìm hiểu sự khác biệt về quy trình công nghệ máy móc, quy mô
tổ chức, hệ thống quản lý cũng như chiến lược kinh doanh…. Sau những
chuyến tham quan thực tế, Trường đã tổ chức giao lưu về quản lý
đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề, khả năng vận dụng
vốn, kế hoạch phát triển … Một số công ty lớn đã có sự trợ giúp
tư vấn của chuyên gia nước ngoài làm việc trực tiếp tại đơn vị,
nhưng chỉ hạn chế trong lãnh vực kỹ thuật chưa tư vấn được về sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong khi đó, hiện nay môi
trường đào tạo nhân lực chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển
ngành nhựa. Từ thực tế thuận lợi và khó khăn hiện có của các doanh
nghiệp nhựa Việt Nam, Trường Doanh thương Trí Dũng đã sáng tạo xây
dựng chương trình đào tạo tư vấn, chuyển giao công nghệ với sự hợp
tác của các chuyên gia Nhật Bản.
Đó là lý do mà Công Ty Minh Trân, Trường Doanh thương Trí Dũng đã
thành lập “Trung tâm tư
vấn liên kết Khoa học Công nghệ”. Mục tiêu của Trung
tâm là qua các khóa đào tạo ngắn hạn chú trọng bồi dưỡng
đội ngũ công nhân kỹ thuật nhằm mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật,
nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất với các đơn vị trong và ngoài
nước, đặc biệt là Nhật Bản để gia tăng số lượng, giá trị xuất khẩu.
Trung tâm còn là cầu nối liên kết, giới thiệu các chuyên viên tư
vấn kỹ thuật, thiết kế công nghệ, quản lý nhà máy, phát triển thị
trường quốc tế .v.v… của Nhật Bản giảng dạy, công tác tại Việt Nam.
Hiện nay, đã có cố vấn kỹ thuật người Nhật thường xuyên sống và
làm việc tại Công Ty Minh Trân làm công tác hỗ trợ nghiên cứu cho
Trung tâm.
Vì thế, đối với các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đang có nhu cầu đào
tạo và chuyển giao công nghệ, có khó khăn trong công tác quản lý
Trung tâm sẽ làm công tác tư vấn, tổ chức, điều phối các chuyên
gia kỹ thuật, thiết kế chương trình đào tạo cho từng đơn vị. Với
khả năng, kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong lĩnh vực hợp tác,
tổ chức đào tạo nghề, Trường Doanh thương Trí Dũng là địa chỉ tin
cậy giúp nhanh chóng giải quyết, tháo gỡ chính xác vấn đề khó khăn
mà doanh nghiệp đặt ra.
* Tổng kết hoạt động của Trường doanh thương Trí Dũng để
chuyển giao công nghệ ngành nhựa Nhật Bản - Việt Nam từ 10/2008
- 5/2011 có thể tóm tắt như sau:
+ Lần 1: Ngày 20/10/2008 Nhân chuyến viếng thăm
và làm việc tại Việt Nam của Hiệp hội nhựa KATEC – Nhật Bản, Trường
Doanh Thương Trí Dũng và Công ty Minh Trân đã tổ chức buổi sinh
hoạt giao lưu chuyên đề: “Khả năng hợp tác ngành công nghiệp
nhựa Việt Nam – Nhật Bản” (lần 1) tại vườn Minh Trân. Ngày
21/10/08 Đoàn đã tham quan sản xuất tại Công ty Fukuyama Gosei -
Khu CN Amata, Công ty Muto Seiko - Khu CN Biên Hòa II, Công ty KTC
Việt Nam - Khu chế xuất Tân Thuận và Trung tâm triển lãm & hội
nghị TP. HCM. (Nguồn: http://nicd.co.jp/enews64.html).
+ Lần 2: Từ ngày 20/5/09 đến 24/5/09 Câu Lạc Bộ
Hợp Tác Việt – Nhật (JAVIP Club) tổ chức chuyến khảo sát viếng thăm
và làm việc tại Việt Nam cho đoàn chuyên viên ngành nhựa Nhật Bản.
Được sự hỗ trợ của Sở Khoa Học và Công Nghệ TP. HCM, Trường Doanh
Thương Trí Dũng tổ chức buổi sinh hoạt giao lưu chuyên đề "Hợp
tác phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam – Nhật Bản"
(lần 2) tại Vườn Minh Trân. Trong chương trình làm việc, Đoàn đã
tham quan sản xuất Công ty nhựa Bình Minh, Công ty nhựa Rạng Đông,
Công ty nhựa Sài Gòn, Công ty nhựa Daiwa, Công ty nhựa KTC. (Nguồn:
http://nicd.co.jp/enews73.html).
+ Lần 3: Từ 16/03/2010 đến 24/03/2010 Trường Doanh
Thương Trí Dũng phối hợp với Câu Lạc Bộ Hợp Tác Nhật - Việt (JAVIP
Club), tổ chức JAVITAN (Japan-VietNam Technology & Agriculture
Cooperation Network) & Tổ chức ATCN (Asia Technology Cooperation
Network) cùng tổ chức ITPC (Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu
Tư Tp. HCM) đã tổ chức buổi sinh hoạt giao lưu chuyên đề: "Hợp
tác phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam – Nhật Bản"
(lần 3) tại vườn Minh Trân. Đoàn đi tham quan tại Công ty TNHH Khuôn
Mẫu Chính Xác Minh Đạt (Long An), Công ty TNHH Nhựa Đại Đồng Tiến
(Q. Bình Tân). (Nguồn: http://nicd.co.jp/enews84.html).
+ Lần 4: Ngày 09/12/2010 đến 10/12/2010 Trường
Doanh Thương Trí Dũng phối hợp với tổ chức ITPC (Trung tâm Xúc tiến
Thương Mại & Đầu Tư Tp. HCM), Ủy Ban Người Việt Nam Ở Nước Ngoài
Tp.HCM & Tổ chức ATCN (Asia Technology Cooperation Network)
thực hiện chương trình sinh hoạt giao lưu chuyên đề "Hợp
tác phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam – Nhật Bản"
(lần 4) tại Vườn Minh Trân. Ngày 10/12/2010 Đoàn tham quan tại Công
ty KTC (KATECS), Công ty Nhựa Daiwa, Công ty Nhựa Minh Hùng, Công
ty Nhựa Ngọc Nghĩa. (Nguồn: http://nicd.co.jp/enews94.html).
+ Lần 5: Ngày 13/05/2011 đến 14/05/2011 Trường
Doanh Thương Trí Dũng phối hợp với ITPC (Trung tâm Xúc tiến Thương
Mại & Đầu Tư Tp. HCM) và tổ chức ATCN (Asia Technology Cooperation
Network) đã tổ chức buổi sinh hoạt giao lưu chuyên đề: "Hợp
tác phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam – Nhật Bản"
(lần 5) tại Vườn Minh Trân. Đoàn chuyên gia ngành nhựa đã có chuyến
tham quan Triển lãm quốc tế ngành nhựa Việt Nam 2011, Công ty Chí
Thành, Công ty Đại Đồng Tiến, Cơ sở sản xuất nhựa Hải Vinh. (Nguồn:
http://nicd.co.jp/enews108.html).
Tri Dung Business School – A reliable bridge
to cooperation in transfering plastic technology from Japan to Vietnam
More information
Hide Below ...
Plastic industry, one of the major components of the nation’s
industrial frame, is rapidly developing in Vietnam. Its average
growth rate during the recent decade is around 15-20% per year.
Since 2000, the plastic industry is maintaining a high growth rate
owing to strong increase in local consumption and export, which
helps boost up direct foreign investment. However, the Vietnamese
plastic industry is still handicaped in terms of source of raw material,
capital and technology, so that Vietnamese businesses are constantly
seeking joint venture opportunities through which hightech production
technologies may be transfered.
With the purpose to bridge the way to cooperation in development,
and promote the opportunity for technology transfer from Japan,
and also in order to get the plastic production technology consultancy
program under way in Vietnam, since 2008, the Tri Dung Business
School has staged many workshops on the theme: “Cooperation
program for consultancy – Training for plastic business in Vietnam”,
in coordination with:
. The Japan-Vietnam Partnership (JAVIP)
Club.
. The Investment and Trade Promotion Center (ITPC).
. The Asia Technology Cooperation Network (ATCN).
. The Japan-Vietnam Technology & Agriculture Network (JAVITAN).
The MinhTrân dream nursery is a familiar place to people from businesses
and mass organizations and to individuals concerned with the country’s
development on basis of advanced science and technology. The program’s
motto is to create good opportunity for Vietnamese Small and Medium-sized
Businesses to learn from others’ experience and to find partners.
As a matter of fact, Vietnamese plastic businesses have indeed improved
their production technology and extended their partnership after
attending this program.
Moreover, the Tri Dung Business School has also staged visit trips
for Japanese plastic experts to observe the production and the technical
consultancy in Vietnamese plastic production outfits in Hochiminh
City and surrounding provinces. Trips the other way round are also
organized to allow Vietnamese plastic businesses to visit Japanese
businesses operating in Vietnam and realize the gap in technological
process and machinery, organization scale, management system as
well as commercial strategy… After the observation tours, the School
organizes exchange sessions on the management of technical cadres
and skilled workers, on the possibilities to involve capital, on
the development plan… It turned out that a number of big companies
have secured the assistance of foreign advisers based on site, but
uniquely confined in the technical field, so that no advise is provided
for sustainable development of the company. Meanwhile, today’s training
facilities hardly meet the needs for developing the plastic industry.
Based on those realities experienced by the Vietnamese plastic businesses,
full of both advantages and obstacles, the Tri Dung Business School
has developed a creative program to train people in consultancy
and technology transfer, with the cooperation of Japanese experts.
Those reasons have lead the Minh Trân Company, and the Tri Dung
Business School to create the "SCI-Tech
link support center" . The Center’s purpose is
to provide short-time training focussing on reinforcing
technical workers’capacity so as to further develop scientific and
technical cooperation and production-oriented applied research with
local and foreign partners, particularly with Japan, in order to
increase export both in quantity and in value. The
Center also serves as intermediary to introduce experts in technical
consultancy, technology design, plant management, international
market development, and so on… from Japan, to teach and operate
in Vietnam. For the time being, there are many Japanese advisors
permanently based at Minh Trân Company who are help the Center’s
researchs.
As for the Vietnamese plastic businesses in need of training and
technology transfer, and having managerial problems, the Center
may provide consultancy, take in charge the organization, dispatch
technical experts, design the training program appropriately to
each of them. With its ability, experience and long-time prestige
in the field of cooperation and in staging vocational training,
the Tri Dung Business School is a reliable address where a business
can find quick and accurate responses to its problems.
* The recapitulation of Tri Dung Business School’s activities
in terms of Japan – Vietnam plastic industry technology transfer
from 10/2008 to 05/2001 may be summarized as follow:
+ 1st time: On 20/10/2008, on occasion of a visit
and work trip in Vietnam of the Japanese Plastic Association KATEC,
the Tri Dung Business School and the Minh Trân Company staged a
workshop on the theme “Possibilities of cooperation in plastic
industry between Vietnam and Japan” (1st time) in the Minh
Trân garden. On 21/10/08 the party visited the production site of
the Fukuyama Gosei Company in Amata Industrial Park, the Muto Seiko
Company – Bien Hoa II Industrial Park, the KTC Vietnam Company –
Tân Thuận Epzone, and the Exhibition & Conference Center of
Hochiminh City. (Source:
http://nicd.co.jp/enews64.html).
+ 2nd time: From 20/05/2009 to 24/05/2009 the JAVIP
Club staged an investigation, visit and work trip to Vietnam for
Japanese plastic experts. With the assistance of the Hochiminh City
Science and Technology Department, the Tri Dung Business School
organized an exchange session on the theme “Vietnam – Japan
cooperation to develop the plastic industry” (2nd time)
in the Minh Trân garden. Within the agenda of this program was the
party’s visit to the Binh Minh Plastic Company, the Rang Dong Plastic
Company, the Saigon Plastic Company, the Daiwa Plastic Company,
the KTC Plastic Company. (Source: http://nicd.co.jp/enews73.html).
+ 3rd time: From 16/03/2010 to 24/03/2010, the
Tri Dung Business School, together with the JAVIP Club, the JAVITAN
Organisation and the ATCN Organization, as well as the ITPC organized
a workshop on the theme “Vietnam – Japan cooperation to
develop the plastic industry” (3rd time) in the Minh Trân
garden. A touring parting visited the Minh DAT Accurate Mould Company
ltd (Long An province) and the Dai Dong Tien Plastic Company ltd
(Binh Tan district). (Source: http://nicd.co.jp/enews84.html).
+ 4th time: From 09/12/2010 to 10/12/2010 the Tri
Dung Business School, with the help of the ITPC Organization, the
Hochiminh City Committee for Vietnamese living Abroad, and the ATCN
Organization organized a workshop on the theme “Vietnam
– Japan cooperation to develop the plastic industry” (4th time)
in the Minh Trân garden. The touring party visited the KTC Company
(KATECS), the Daiwa Plastic Company, the Minh Hung Plastic Company,
the Ngoc Nghia Plastic Company. (Source: http://nicd.co.jp/enews94.html).
+ 5th time: From 13/05/2011 to 14/05/2011 the Tri
Dung Business School, with the help of the ITPC Organization and
the ATCN Organization organized a workshop on the theme “Vietnam
– Japan cooperation to develop the plastic industry” (5th time).
The plastic expert party went to see the 2011 International Exhibition
on the Vietnamese plastic industry, the Dai Dong Tien Company, the
Hai Vinh plastic production outfit. (Source: http://nicd.co.jp/enews108.html).
-----o0o----
Ngày 13/05/2011, tại Minh Trân - Vườn ươm giấc mơ Việt Nam đã tổ
chức buổi sinh hoạt giao lưu chuyên đề “Chương trình hợp tác tư
vấn - đào tạo cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam ”. Chương trình
do Công ty Minh Trân, Trường Doanh Thương Trí Dũng và Trung Tâm
Xúc tiến Đầu tư Thương mại Tp.HCM phối hợp thực hiện.
Dưới sự chủ trì của Ông Nguyễn Trí Dũng – GĐ Công ty Minh Trân,
Ông Từ Minh Thiện - GĐ Trung tâm Xúc tiến Thương Mại & Đầu Tư
Tp.HCM (ITPC), Ông Ishida Yukio - Giám đốc JICA (Trung Tâm Hợp tác
nguồn Nhân lực Việt Nam – Nhật Bản), buổi sinh hoạt diễn ra sôi
nổi với nhiều thảo luận đóng góp của hơn 40 khách mời gồm nhiều
chuyên gia, giáo sư như Ông Bùi Việt Cường – Phó Viện Trưởng Viện
Khoa học – Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế ( Hội Luật gia Việt Nam),
Ông Trần Đình Lâm – Giáo sư Đại học Quốc gia Việt Nam, cùng giám
đốc các doanh nghiệp và đại diện báo SaigonTimes ….
Phía Nhật Bản có 15 thành viên là các chuyên gia ngành công nghiệp
nhựa Nhật Bản tham dự buổi sinh hoạt giao lưu.
|
Tham quan triển lãm quốc
tế ngành nhựa Việt Nam 2011 (13/05/2011)
|
|
|
|
|
|
Sinh hoạt giao lưu tại vườn Minh Trân (13/05/2011)
|
Ông Hasegawa Tadashi
CHỦ TỊCH
JAPAN PLASTIC PROCESSING RESEARCH ASSOCIATION
Trong phần phát biểu, Ông Hasegawa - Trưởng Đoàn đã lưu ý để phát
triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam, cần thiết phải cải tiến,
mở rộng kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ông nhấn
mạnh chiến lược phát triển cần tập trung vào 4 yếu tố cơ bản là
nguồn nhân lực, sản phẩm, vốn và thông tin.
Trên cơ sở đó, từ tháng 10 năm 2011 và trong ba năm sắp tới, được
sự hợp tác của Trường Doanh Thương Trí Dũng, tổ chức JICA và Trung
tâm ITPC, tổ chức ATCN sẽ thực hiện chương trình “ Hợp tác tư vấn
đào tạo cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam ” với mục tiêu giúp các
doanh nghiệp nhựa Việt Nam nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ thuật gia
công cũng như chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, mở
rộng thị trường. |
|
|
Ông Từ Minh Thiện GIÁM ĐỐC
TT XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ TP.HCM
|
|
|
|
Ông Goto Sadatsugu
|
|
|
|
|
|
Ông Ishida Yukio GIÁM ĐỐC JICA - TT HỢP TÁC NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Trong buổi sinh hoạt giao lưu, các chuyên gia Nhật Bản cũng đã giới
thiệu chia sẽ nhiều thông tin kỹ thuật mới với các doanh nghiệp Việt
Nam |
Ông Inukai Kentaro PHÓ GIÁM ĐỐC PANA CHEMICAL CO.,LTD.
Ông Inukai – đại diện Công ty Pana Chemical đã giới thiệu về tình
hình phát triển ngành công nghiệp nhựa tái chế ở Trung Quốc. Ông cũng
phân tích ở Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhựa tái chế sẽ làm tăng
hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, giảm thiểu chi phí nguyên liệu
và khả năng ……… .Hiện tại, mỗi tháng Công ty Pana Chemical xuất khẩu
sang Trung Quốc khoảng 7,000 tấn nguyên liệu tái chế và đang có kế
hoạch khai thác thị trường Việt Nam. |
|
|
|
Ông Yamada Ohki
GIÁM ĐỐC
NIDAIKI CO., LTD
Ông Yamada – GĐ Công ty NIDAIKI giới thiệu công nghệ sản xuất “
túi nylon ” sử dụng trong nông nghiệp. Bề mặt túi được gia công
với những lỗ siêu nhỏ, không chỉ có tác dụng bảo vệ trái cây không
bị ảnh hưởng thuốc trừ sâu mà còn giúp cải thiện tăng 20% độ ngọt,
nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu của trái cây Việt Nam.
Qua áp dụng thực tế cho thấy, túi có thể tái sử dụng lại năm lần.
|
Ông Horii đại diện Công ty Nghiên cứu HORI ở Nagoya giới thiệu
quy trình sản xuất tấm nhựa gỗ ép tổng hợp sử dụng nguyên liệu từ
nhựa tái chế chai PET với công nghệ ép đùn, ép phun, ép thổi. Với
5 năm kinh nghiệm trong công tác tư vấn kỹ thuật công nghiệp nhựa
tại Philippines, Ông là thành viên trong ban tư vấn chương trình
đào tạo sắp tới tại Việt Nam.
Giám đốc Công ty MISHIMA chuyên sản xuất máy in Pad - Ông Tamamizu
đã giới thiệu công nghệ in trang trí kỹ thuật cao cho các sản phẩm
nhựa nhằm nâng cao giá trị hàng hóa. Ông mong muốn trong tương lai
công nghệ này không những được áp dụng cho các sản phẩm ngành nhựa
mà còn được phổ biến rộng rãi trong ngành công nghiệp in trang trí
tại Việt Nam.
Đáp lại những thông tin kỹ thuật bổ ích mà phía chuyên gia Nhật
Bản giới thiệu chia sẽ, phần thảo luận vô cùng sôi nổi với những
câu hỏi từ ông Nguyễn Trí Dũng và các vị khách mời Việt Nam
Giáo sư Trần Đình Lâm – Đại học Quốc gia Việt Nam đề xuất chương
trình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của tổ chức ATCN nên có mối
quan hệ liên kết chặt chẽ với các trường đại học.
Dự kiến trong tháng 10, chương trình hợp tác tư vấn đào tạo ngành
công nghiệp nhựa VN sẽ triển khai với những đề tài cụ thể như kỹ
thuật gia công, kỹ thuật khuôn mẫu, kỹ năng quản lý nhà máy, khai
thác phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm.
Với mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp
và trường đại học như vậy, việc giới thiệu chuyển giao công nghệ
từ các trung tiểu xí nghiệp Nhật Bản sẽ góp phần thúc đẩy phát triển
sự hợp tác giao thương giữa các doanh nghiệp. Đây không chỉ là cơ
hội kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn mở rộng khả năng
phát triển nguồn nhân lực địa phương, cũng như thúc đẩy việc xuất
khẩu nguyên phụ liệu, máy móc trang thiết bị mới và máy móc đã qua
sử dụng, khuôn mẫu v.v…
Kết thúc buổi sinh hoạt, Đoàn đã có buổi cơm tối giao lưu thân
mật, ấm cúng với các vị khách mời Việt Nam.
|
Ông Lê Phan Hữu Hiếu GIÁM ĐỐC CÔNG TY KIM HUY HOÀNG
|
Bà Đặng Kiều Linh PHÒNG MARKETING
CÔNG TY TNHH SX - TM PHAN MINH
|
Ông Bùi Việt Cường
VIỆN KH PHÁP LÝ & KD QUỐC TẾ
|
Ông Lê Đức Hiện CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
|
|
|
|
Tham quan các công ty nhựa (14/05/2011)
|
Công ty Chí Thành
|
|
|
|
|
Công ty Đại Đồng Tiến
|
|
|
|
|
Cơ sở sản xuất nhựa Hải Vinh
|
|
|
Other news |
|